Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên không thực hiện sắp xếp sáp nhập, theo TTXVN.
Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng.
Theo các tiêu chí đưa ra trong dự thảo, 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
52 địa phương thuộc diện phải sắp xếp, bao gồm cả 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
Theo Bộ Nội vụ, dự kiến 9.996/10.035 đơn vị cấp xã thuộc diện sắp xếp. Sau sắp xếp, cả nước sẽ còn khoảng dưới 3.000 đơn vị xã.
Cơ quan soạn thảo cho biết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã sẽ dựa trên các tiêu chí: diện tích tự nhiên, quy mô dân số, yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng và an ninh. Trong đó, tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo Nghị quyết số 1211 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính.
Theo đó đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện. Tỉnh miền núi, vùng cao diện tích từ 8.000 km2, dân số 0,9 triệu; tỉnh còn lại diện tích 5.000 km2, dân số 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500 km2, dân số một triệu. Tất cả tỉnh, thành phố đồng thời phải có từ 9 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
Các tỉnh, thành phố chưa đạt 100% tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính thì phải sáp nhập.
-
Trước 30/6: Quốc hội thông qua Nghị quyết sáp nhập tỉnh
Ban Chỉ đạo Trung ương vừa ban hành Công văn 43-VC/BCĐ năm 2025 về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
-
NÓNG: Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 30/8
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, dự kiến chúng ta sẽ tập trung sáp nhập tỉnh và hoàn thành trước ngày 30/8, để vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh mới bắt đầu từ ngày 1/9.
-
"Tỉnh đòn" trước cơn sốt đất bên thềm sáp nhập tỉnh thành
Lịch sử chứng minh sáp nhập tỉnh thành không tạo nên cơn địa chấn về giá đất, bởi bản chất sáp nhập chỉ mở rộng không gian phát triển, không làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế.








-
Thị xã cao nhất Việt Nam sẽ chuyển sang mô hình mới
Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, Sa Pa sẽ chia tay danh xưng "thị xã" để chuyển sang mô hình mới – từ 16 xã, phường rút gọn chỉ còn 1 phường và 5 xã.
-
Siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ có 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu
Theo đề án, sau sắp xếp, TP.HCM mới sẽ là siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 6.772,65 km2, quy mô dân số trên 13,7 triệu người; có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu....
-
Cử tri ủng hộ phương án sắp xếp Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của T...