Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại quyết định nói trên, phương án quy hoạch hệ thống đô thị, quy hoạch xác định đến năm 2030, tập trung sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã dựa trên các tiêu chí về diện tích và dân số. Thành phố sẽ phát triển đô thị và nông thôn theo định hướng "làng trong phố, phố trong làng", kết hợp giữa bảo tồn các giá trị vốn có và phát triển bền vững.
Tiếp tục phát triển TP.HCM là đô thị đặc biệt bao gồm 1 khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc gồm: thành phố Thủ Đức là đô thị loại I và 5 đô thị vệ tinh cơ bản đạt tiêu chuẩn để nâng cấp lên thành phố (gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ).
5 huyện ở TP HCM từng có kế hoạch lên thành phố. Ảnh: VnExpress
Hình thành không gian phát triển mới cho TP.HCM thông qua việc quy hoạch, xây dựng không gian ngầm, không gian nước, không gian số. Triển khai quy hoạch, xây dựng không gian ngầm trên địa bàn trong quá trình quy hoạch đô thị.
Không gian TP.HCM được tổ chức theo định hướng đa trung tâm, đa chức năng và hình thành các khu đô thị tri thức sáng tạo, các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ với mô hình thành phố trong TP.HCM.
Phát triển phù hợp các vùng đệm, vùng sinh thái giữa các đô thị và các đô thị với khu vực đô thị trung tâm.
Sau năm 2030, bắt đầu xây dựng các đô thị theo mô hình thành phố đa trung tâm gồm: khu vực đô thị trung tâm, đô thị Thủ Đức, đô thị Củ Chi - Hóc Môn, đô thị Bình Chánh, đô thị quận 7 - Nhà Bè và đô thị Cần Giờ (đô thị sinh thái biển).
Ranh giới chính thức của các đô thị được xác định theo quyết định thành lập đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến năm 2050, hoàn thành việc xây dựng TP.HCM theo mô hình thành phố đa trung tâm.
Các đô thị trực thuộc thành phố được định hướng quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững theo chương trình phát triển đô thị quốc gia.
Vai trò của 5 huyện trong các động lực tăng trưởng của thành phố
TP.HCM tổ chức không gian lãnh thổ khu vực nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp đô thị, đô thị sinh thái, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Đồng thời, sắp xếp lại hệ thống các khu vực dân cư nông thôn theo định hướng giảm số lượng xã; nâng cao chất lượng sống của người dân ở nông thôn; giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển so với các khu vực đô thị.
Quy hoạch TP.HCM cũng xác định vai trò của 5 huyện trong các động lực tăng trưởng của thành phố.
Trong đó, khu vực đô thị trung tâm (các quận) là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, du lịch.
Khu vực thành phố Thủ Đức là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ số, đổi mới sáng tạo, dịch vụ tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao;
Khu vực phía nam, cùng với quận 7, huyện Nhà Bè là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ số, đổi mới sáng tạo, vận tải, logistics, công nghiệp công nghệ cao, đô thị sinh thái.
Khu vực huyện Cần Giờ tập trung phát triển kinh tế biển, đặc biệt là cảng trung chuyển và khu thương mại tự do; vận tải logistics, du lịch, đô thị sinh thái biển và năng lượng tái tạo;
Khu vực huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi là khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ, logistics; đô thị sinh thái kiêm kinh tế.
-
Đến năm 2035, TP.HCM sẽ phát triển thêm 355 km đường sắt đô thị
Chiều 27/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đã có buổi thăm và làm việc với Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM (MAUR) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị TP.HCM (HURC1).
-
TP.HCM chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành trung tâm tài chính quốc tế
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là nơi tập trung các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán hay đầu tư mà còn là nơi hội tụ của tri thức, công nghệ và sự kết nối toàn cầu....
-
Thủ tướng: Cần cơ chế thu hút 5 triệu tỷ đồng đầu tư cho TP.HCM
Chiều 4/1, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị công bố quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Chính phủ đã dự hội nghị.
-
Novaland rút vốn tại công ty con, dự thu 2.000 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (mã chứng khoán NVL) vừa thông qua việc giảm vốn góp tại công ty con là Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Tân Kim Yến (Tân Kim Yến).