Sáng 6/6, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu. Đầu phiên làm việc, có 99 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung.
Phát biểu trước chất vấn, ông Dung cho biết các vấn đề lao động, việc làm, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và quản lý, phát triển bảo hiểm xã hội có ý nghĩa chiến lược quốc gia, liên quan trực tiếp đến miếng ăn, giấc ngủ hàng ngày của hàng triệu người dân, người lao động và lực lượng hưu trí. Biến động khó lường của kinh tế thế giới, hậu quả đại dịch khiến nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất.
Cũng theo ông Dung, thời gian qua với bốn nhóm chính sách hỗ trợ, 120.000 tỷ đồng đã hỗ trợ trên 68 triệu lượt người dân, lao động và trên 1,4 triệu lượt người sử dụng lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quochoi
Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Bố thị Xuân Linh, đoàn Bình Thuận đặt vấn đề quy mô lao động việc làm tại nhiều địa phương trong cả nước vẫn còn mất cân đối lớn, thị trường phục hồi chậm dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn như thiếu việc làm.
Bên cạnh đó, sức lao động chưa được tận dụng, phát huy và khai thác hợp lý dẫn đến việc di chuyển nguồn lao động từ địa phương này đến địa phương khác còn ở mức cao, chi phí sức lao động lớn song hiệu quả lao động vẫn còn thấp và lãng phí. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết các vấn đề nêu trên.
Liên quan đến tình trạng thiếu việc làm mà đại biểu đặt ra, ông Dung cho biết, bình quân tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2023 là 2,25%, so với cách đây hơn một năm ngày 11/11/2021, khi Diễn đàn kinh tế thế giới xếp Việt Nam vào top 5 về tỷ lệ thất nghiệp. Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp có gia tăng nhưng không phải riêng Việt Nam.
“Tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2023 của Việt Nam so với các quốc gia ở ngưỡng thấp”, ông Dung nói
Bộ trưởng Dung cho biết, ngày 26/5 đã có thống kê, báo cáo chính thức, số mất việc, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng, cũng như yếu tố khác là khoảng 506.000 người. Trong đó có khoảng 270.000 người mất việc.
Tình trạng này, theo ông Dung, có nguyên nhân do cắt giảm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất, thay đổi lực lượng lao động và giải quyết chính sách với Bộ Luật Lao động.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn đặt vấn đề, từ thực tế cắt giảm lao động thời gian qua cho thấy cơ hội việc làm cho lao động nữ ngoài 40 tuổi sau khi bị mất việc làm là rất thấp. Việc này dẫn đến nguy cơ các đối tượng này phải rút bảo hiểm xã hội một lần, ảnh hưởng đến an sinh xã hội lâu dài. Đại biểu để nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ những giải pháp để hỗ trợ đối tượng này trong thời gian tới.
Trả lời vấn đề này, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đánh giá, hiện nay phần lớn lao động trong ngành nghề dệt may, da giày đều là lao động nữ, có những ngành đến 80% là lao động nữ. Thời gian qua mất việc, giãn việc phần đông rơi vào lao động nữ. Dòng người 3 triệu người lao động đã chuyển về địa phương thời gian qua chủ yếu là người mẹ mang theo con nhỏ.
Do đó theo Bộ trưởng, phải đào tạo ngay từ sớm, chăm lo ngay từ khi chưa thất nghiệp để đến khi chưa đến 40 tuổi.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng cho biết trước hết phải đào tạo ngay từ sớm, khi chưa mất việc. Đồng thời cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, tạo việc làm ổn định, chăm lo phúc lợi xã hội thiết yếu để đảm bảo tránh thiệt thòi cho lao động nữ. Bên cạnh đó, phối hợp với địa phương có cơ chế chính sách hỗ tợ tín dụng hoặc tìm việc làm thủ công cho lao động nữ tại cơ sở.
-
Đại biểu quốc hội boăn khoăn về quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư
Sáng 5/6, Quốc hội nghe Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại hội trường, các đại biểu tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính và thành viên Chính phủ sẽ đăng đàn trả lời chất vấn
Do là kỳ họp giữa nhiệm kỳ nên tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội không chất vấn theo nhóm vấn đề, mà theo nhóm lĩnh vực.
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ giá điện khỏi diện bình ổn
Điện là hàng hóa dịch vụ liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh nên Nhà nước cần bình ổn giá mặt hàng này, theo các đại biểu Quốc hội.
-
Áp lực trả nợ lớn, doanh nghiệp phải bán cổ phần với giá rất thấp
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng doanh nghiệp, bán cổ phần với giá rất thấp, trong nhiều trường hợp bán cho đối tác nước ngoài....