Cụ thể, Chủ tịch UBND TP thống nhất chủ trương theo đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc và UBND quận Bình Tân về điều chỉnh phần diện tích tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa thuộc quy hoạch chức năng đất sử dụng hỗn hợp để tăng quỹ đất công trình công cộng (giáo dục, cây xanh…), theo đó sẽ hình thành một công viên cây xanh tập trung có quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu người dân tại khu vực và của TP.
Chủ tịch UBND TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc hỗ trợ UBND quận Bình Tân chọn lựa đơn vị tư vấn lập điều chỉnh quy hoạch khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa, nghiên cứu định hướng quy hoạch xây dựng không gian trên mặt đất và phát triển không gian ngầm, điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông tại khu vực đáp ứng yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn của địa phương, để cập nhật vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060 đang trong giai đoạn lập đồ án.
Giao Sở Giao thông vận tải hỗ trợ, phối hợp với UBND quận Bình Tân nghiên cứu đề xuất điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông tại khu vực này để có phương án tổ chức tối ưu, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông đô thị.
Về công tác bốc mộ tập trung, thống nhất chủ trương sử dụng vốn ngân sách để thực hiện bốc mộ tập trung giai đoạn 1 hoàn thành từ năm 2023 đến 2024; giai đoạn 2, giai đoạn 3 hoàn thành từ năm 2024 đến 2025.
Về công tác xây dựng tháp lưu giữ tro cốt, giao UBND quận Bình Tân thống nhất với các đơn vị liên quan khẩn trương có văn bản kiến nghị về phương án đầu tư xây dựng nhà lưu giữ tro cốt bằng nguồn vốn đầu tư công; báo cáo UBND TP để xin ý kiến Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương thực hiện.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề xuất gì về khu đất Bình Hưng Hoà sau di dời?
Giữa tháng 10 vừa qua, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã báo cáo UBND TP.HCM về việc rà soát quy hoạch tại dự án Nghĩa trang Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân.
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, sau quá trình rà soát thực tế, quận Bình Tân có những đề xuất về việc khai thác khu đất của nghĩa trang sau khi di dời. Những đề xuất này có thay đổi so với chỉ đạo trước đây của lãnh đạo thành phố.
Tuy nhiên những đề xuất này lại phù hợp với Nghị quyết 98/2023 về thí điểm cơ chế đặc thù và phục vụ lợi ích cộng đồng. Do vậy, kiến nghị UBND Thành phố báo cáo Thành uỷ xem xét, chấp thuận đề xuất trên.
Cụ thể, UBND Bình Tân cho biết, khu vực tiếp giáp nghĩa trang đã có dự án Gamuda Land Tân Phú.
Hiện dự án này đã hình thành các công trình dịch vụ, thương mại quy mô lớn. Do đó, việc phát triển các khu chức năng, dịch vụ, thương mại theo quy hoạch được duyệt tại Nghĩa trang Bình Hưng Hoà sẽ không đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, việc phát triển các công trình nhà ở trên khu đất Nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau khi bốc dỡ mộ dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn do yếu tố văn hoá, tâm linh.
Theo quận Bình Tân, trên địa bàn hiện nay còn nhiều quỹ đất giáo dục nhưng khó thu hồi do vướng đền bù giải phóng mặt bằng.
Do đó, địa phương này đề xuất, khu đất Nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau khi di dời sẽ dùng để xây dựng trường học, công viên cây xanh…phục vụ dân số của quận ngày càng tăng.
Nghĩa trang Bình Hưng Hòa được xây dựng từ trước năm 1975, với khoảng hơn 70.000 ngôi mộ. Đây là nghĩa trang lâu đời và lớn nhất Sài Gòn với diện tích 44ha. Trải qua hàng chục năm, nghĩa trang Bình Hưng Hòa hiện nằm trọn trong vùng dân cư đông đúc gây cảnh nhếch nhác, ô nhễm môi trường, mất an ninh trật tự khu vực. Kế hoạch di dời, giải toả nghĩa trang này đã được TP.HCM thực hiện nhiều năm nhưng gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là không tìm được thân nhân cho hàng nghìn ngôi mộ. |
-
Do yếu tố văn hóa, tâm linh nên việc xây dựng nhà ở trên khu đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa sau khi di dời sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu xây các khu chức năng thương mại, dịch vụ tại đây cũng không đạt hiệu quả kinh tế. Do đó, quận Bình Tân đề xuất dùng khu đất này để xây dựng trường học, công viên cây xanh.
-
TP.HCM cưỡng chế thu hồi khu “đất vàng” nằm góc 3 mặt tiền đường lớn, từng được cho Thành Bưởi thuê làm bãi xe trái phép
Khu đất có diện tích gần 11.000m2 nằm ở góc 3 mặt tiền đường lớn Lê Hồng Phong – Trần Nhân Tôn – Vĩnh Viễn (phường 2, quận 10) từng được TP.HCM cho Công ty Giày Sài Gòn (sau này đổi tên là Công ty Giáo dục G Sài Gòn) thuê với mục đích kinh doanh sản ...
-
Vì sao tất cả kiểm toán viên ký báo cáo tài chính 2023 của Quốc Cường Gia Lai bị đình chỉ?
Do thực hiện không đầy đủ thủ tục và chưa thu thập đủ thông tin trước khi đưa ra ý kiến, các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán tài chính năm 2023 cho Quốc Cường Gia Lai sẽ bị đình chỉ.
-
Đề xuất gần 20.000 tỷ xây cầu trên cao, xóa “nút thắt” lớn nhất cửa ngõ TP.HCM – Bình Dương
Đoạn quốc lộ 13 qua địa bàn Thủ Đức là một trong những tuyến giao thông lớn nhất nối khu vực cửa ngõ TP.HCM với Bình Dương nhưng thường xuyên ùn tắc. Tuyến đường này được đề xuất mở rộng với tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng....