Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp Bộ Chính trị ngày 2/12 (ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng)
Ngày 2/12, tại trụ sở T.W Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020; phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết).
Đánh giá cao thành tựu nhưng vẫn còn hạn chế
Bộ Chính trị đánh giá cao nỗ lực của TP.HCM đã phát huy tốt truyền thống cách mạng, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Về Kinh tế - xã hội, quy mô kinh tế của TP.HCM năm 2020 tăng gấp 2,7 lần, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010. Kinh tế TP.HCM tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng phát triển trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao Thu ngân sách Nhà nước hằng năm trên địa bàn vượt kế hoạch.
Các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên...
Hình minh họa
Bên cạnh các kết quả đạt được, Bộ Chính trị đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém của TP.HCM như:
Chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại so với giai đoạn trước, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp, môi trường đầu tư chậm cải thiện, liên kết vùng chưa đạt kết quả thực chất, vai trò đầu tàu, động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước giảm sút, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người không đạt.
Định hướng phát triển giai đoạn mới
TP.HCM được đánh giá là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, đầu tàu, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và của cả nước.
Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM với mục tiêu đến năm 2030 là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa của khu vực Đông Nam Á, hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đến năm 2045, TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, có chất lượng cuộc sống cao; là đô thị phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.
Bộ Chính trị yêu cầu TP.HCM tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống đồng thời quán triệt, thống nhất, nâng cao nhận thức, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng và phát triển TP.HCM trong giai đoạn mới.
Từ đó phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế. Tăng cường liên kết phát triển vùng; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm hạ tầng đi trước một bước. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch. Phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến 2030, tầm nhìn 2045 (ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng)
Bộ Chính trị cũng yêu cầu TP.HCM huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để thành phố phát triển nhanh và bền vững. Phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng con người thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo đảm quốc phòng an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Cùng với đó, cần hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về TP.HCM, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
-
Tổ công tác của Thủ tướng đã làm việc với một số doanh nghiệp bất động sản lớn
Tổ công tác của Thủ tướng rà soát những khó khăn, vướng mắc đối với thị trường bất động sản đã làm việc với UBND TPHCM, Hà Nội, một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản để lắng nghe khó khăn, vướng mắc.
-
Công viên sáng tạo lớn nhất TP.Thủ Đức sẵn sàng vận hành
Công viên Sáng tạo tại TP.Thủ Đức nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm sẽ chính thức khánh thành vào hôm nay (11/1). Với diện tích rộng 10ha, đây được xem là công việc lớn bậc nhất tại TP.Thủ Đức....
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...
-
UBND TP.HCM vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu cho các dự án hạ tầng trên địa bàn
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện thí điểm cát biển làm làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông trên địa bàn thành phố.