Chiều 01/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022. Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, thị trường động sản có nhiều biến động, nổi lên một số vấn đề đáng chú ý.
Trong đó, nguồn cung có chiều hướng giảm; Hoạt động giao dịch bất động sản có trầm lắng, tính thanh khoản giảm. Bên cạnh đó, tình hình các doanh nghiệp bất động sản có khó khăn như một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động liên quan đến đầu tư dự án nhà ở, bất động sản, dẫn đến một số doanh nghiệp cho công nhân lao động tạm nghỉ việc.
Trước khó khăn đó, Chính phủ, Thủ tướng có chỉ đạo kịp thời, quyết định thành lập Tổ công tác để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường hoạt động ổn định, lành mạnh. Tổ công tác bao gồm lãnh đạo Bộ Xây dựng, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Công an.
Nhiều khó khăn, vướng mắc
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, sau khi thành lập, Tổ công tác đã họp và triển khai ngay các chương trình làm việc với các địa phương, doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Tổ công tác đã làm việc với UBND TP.HCM, Hà Nội, một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản để lắng nghe khó khăn, vướng mắc.
Sau khi làm việc, nổi lên một số vấn đề, khó khăn vướng mắc liên quan đến thể chế.
Khó khăn đầu tiên và được nhiều ý kiến phản ánh nhất liên quan đến pháp luật đất đai, về giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đấu giá đất, đấu thầu dự án sử dụng đất.
Tổ công tác của Thủ tướng sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản
Thứ hai là khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng dự án nhà ở, dự án khu đô thị.
Thứ ba, về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề về nguồn vay tín dụng, vay trái phiếu đến hạn phải trả.
Thứ tư, khó khăn về triển khai giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phát triển nhà ở tại các địa phương.
Bên cạnh đó là một số khó khăn, vướng mắc về thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, Bộ Xây dựng đã thúc đẩy tháo gỡ vấn đề này.
Tổ công tác sẽ làm việc với 5 địa phương
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, tổ công tác này làm việc trực tiếp, trao đổi tại địa phương, doanh nghiệp. Với những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền và đã có quy định, tổ công tác hướng đã hướng dẫn ngay đồng thời tổng hợp, phân nhóm các vấn đề khó khăn để làm rõ, tìm hướng giải quyết.
Đối với vướng mắc thuộc thẩm quyền địa phương thì tổ rà soát, đề nghị địa phương khẩn trương triển khai phê duyệt dự án, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trước kiến nghị của doanh nghiệp, tổ công tác phân loại, sàng lọc nội dung, gửi trực tiếp cho các địa phương, đôn đốc địa phương giải quyết, không chỉ tại Hà Nội, TPHCM mà cả các địa phương khác.
Một số nội dung vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Tổ công tác phân loại nhóm lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ, như vấn đề vấn đai thì giao Bộ TN&MT.
Vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá kỹ, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tháo gỡ.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, trong thời gian tới, tổ công tác làm việc với 5 địa phương thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp có dự án bất động sản lớn để nắm bắt đầy đủ thông tin, kịp thời, khách quan… thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.
Liên quan tới nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin thêm, có 2 khó khăn lớn nhất là thủ tục về đất đai và thứ hai là nguồn tín dụng. Trong các giải pháp mà Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đưa ra, có giải pháp sắp tới cần tập trung là rà soát các phân khúc thị trường, tập trung vào nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.
“Như vậy, bằng những giải pháp đó, thị trường bất động sản dần được khắc phục. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư các dự án bất động sản hiện đang có mức giá cao, cần giảm giá hợp lý để người dân tiếp tục đầu tư, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, ông Sơn cho biết.
Chấn chỉnh thị trường trái phiếu, bất động sản
Trước đó tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 sáng 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu.
Lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; đồng USD tăng giá và nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá. Tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm, thất nghiệp gia tăng, nhiều thị trường lớn có xu hướng thu hẹp.
Rủi ro tài chính, tiền tệ, bất động sản, nguy cơ mất an ninh năng lượng, lương thực gia tăng. Một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế.
Ở trong nước, Việt Nam quyết tâm chấn chỉnh hoạt động của một số thị trường để các thị trường này hoạt động đúng bản chất, lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững, song quá trình chấn chỉnh này cũng tác động tới tâm lý thị trường.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, chấn chỉnh các thị trường này “không làm không được”, bởi cần xử lý người sai, bảo vệ người đúng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
-
Chính Phủ lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
-
Mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với chủ nhà chung cư năm 2025
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với căn hộ của mình, mức phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
-
Livestream bán nhà đất trên TikTok phải xác thực bằng số định danh cá nhân
Đây là nội dung mới nổi bật được đề cập tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2024)....
-
Sẽ tổng rà soát 160 dự án đang bị vướng mắc
Thủ tướng đã quyết định thành lập ban chỉ đạo để tập trung giải quyết các dự án vướng mắc, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.