Một khu đất nông nghiệp được chủ đầu tư tự ý làm đường giao thông, phân lô, lập dự án bán đất nền
Dự thảo quy định mới về tách thửa đất gồm 08 Điều, trong đó quy định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, điều kiện để thực hiện việc tách thửa, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, các trường hợp không được tách thửa…
Theo đó, những nội dung quy định mới thay đổi so với Quyết định 23 như: bổ sung quy định về việc tiếp giáp với đường giao thông của các thửa đất sau khi tách thửa đối với đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch "Thửa đất thuộc khu vực quy hoạch đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sau khi tách thửa phải ít nhất một cạnh tiếp giám với đường giao thông. Trường hợp hình thành đường giao thông mới khi tách thửa (nếu có), người sử dụng đất phải được UBND tỉnh cấp huyện chấp thuận bản vẽ xin phép hình thành đường giao thông; việc cấp phép hình thành đường giao thông, thi công hạ tầng kỹ thuật, kết nối đồng bộ với đường giao thông hiện hữu, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng được thực hiện trước khi lập thủ tục tách thửa".
Bổ sung quy định tách thửa với quy mô diện tích đất lớn nhằm tránh việc lợi dụng quy định về tách thửa để phân lô, bán nền mà không thực hiện quy định về việc lập dự án đầu tư phát triển nhà ở "đối với thửa đất tách thửa với quy mô diện tích lớn hơn 2.000m2 tại thành phố Vũng Tàu và lớn hơn 5.000m2 tại các huyện, thị xã, thành phố còn lại, trước khi tách thửa thì người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan"...
Việc ban hành quy định mới về tách thửa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là để thay thế cho Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh.
Được biết, trước đây UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất trên địa bàn tỉnh (Quyết định 23). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Quyết định 23 đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và đặc biệt có diễn ra tình trạng nhiều cá nhân phân lô, tách thửa với quy mô diện tích lớn mà không thực hiện theo quy định lập dự án đầu tư phát triển nhà ở.
Theo Quyết định 23, diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa (không bao gồm phần diện tích hành lang lộ giới, đường giao thông đã có quy hoạch) Đối với đất ở đã xây dựng nhà ở: Áp dụng tại địa bàn các phường có diện tích và kích thước thửa đất: 45m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m tại đường phố có lộ giới > 20 m; 36m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m tại đường phố có lộ giới < 20m; Riêng tại địa bàn thị trấn, các xã và huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 40 m2, có chiều sâu thửa đất và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m.
Đối với đất ở chưa xây dựng nhà ở: Áp dụng tại địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc đô thị và Trung tâm huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 60 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m. Tại địa bàn các xã còn lại và khu vực khác của huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.
Đối với đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích và kích thước thửa đất: 100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m.
Đối với đất nông nghiệp: Diện tích tối thiểu thửa đất mới và diện tích tối thiểu thửa đất còn lại sau khi tách thửa đất là 500m2 (riêng đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối phải đắp bờ trước khi tách thửa). Trường hợp thửa đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch đất ở được tách thửa theo loại đất ở với điều kiện người sử dụng đất phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở theo quy định trước khi tách thửa.
Mới đầu tháng 6/2019, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vừa có văn bản về việc chấn chỉnh công tác đo vẽ, tách thửa tại các Chi nhánh VPĐKĐĐ trên địa bàn tỉnh.
Theo VPĐKĐĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời gian qua, việc giải quyết thủ tục tách thửa đất trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng người dân lợi dụng quy định về tách thửa đối với đất nông nghiệp thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để san lấp mặt bằng, phân lô bán nền, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
VPĐKĐĐ tỉnh yêu cầu từ ngày 1/6/2019, khi tiếp nhận hồ sơ tách thửa đất nông nghiệp (thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp), các VPĐKĐĐ không được phép đo vẽ thửa đất có hình dáng là đường giao thông và thửa đất nông nghiệp sau khi tách không được sử dụng làm đường giao thông khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đối với hồ sơ tiếp nhận và đã đo vẽ trước ngày 1/6/2019, VPĐKĐĐ cấp huyện phải lập danh sách, báo cáo VPĐKĐĐ cấp tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo của Sở Tài nguyên & Môi trường hoặc hướng dẫn chủ sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định.
-
Hướng dẫn chi tiết thủ tục tách thửa, hợp thửa theo quy định mới nhất
Ngày 01/8/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kèm theo Quyết định 2124/QĐ-BTNMT thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước. Trong đó, có hướng dẫn thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất....
-
Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết
Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 không quy định nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất. Tuy nhiên, đến Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất. Vậy, quy định cụ thể thế nào?...
-
Luật Đất đai 2024: Điều kiện, nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất?
Điều kiện, nguyên tắc tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 thế nào?