Người dân sống chật vật trong vùng dự án Khu dự trữ phát triển đô thị và chống ngập úng ven sông phía nam cầu Cẩm Lệ (Đà Nẵng) - Ảnh: Trường Trung
Nhà ông bà Phan Ngọc Long - Phan Thị Cúc (tổ 40, phường Hòa Xuân) nằm trong vùng quy hoạch thuộc dự án khu dự trữ phát triển đô thị và chống ngập úng ven sông phía nam cầu Cẩm Lệ với tổng diện tích 120m2.
Ông Long cho biết nhà ông được đoàn kiểm định đến đo đạc vào năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được đền bù, gia đình ông cũng chưa nghe thông tin đi hay ở.
Ông Long cho hay: “Từ khi rơi vào vùng quy hoạch đến nay nhà tôi hư hỏng nhiều nơi mà vẫn không dám sửa chữa vì phường không cấp giấy phép. Sống trong nhà mình mà cứ thấp thỏm vì mùa mưa đang tới gần”.
Tương tự nhà ông Long, nhà ông Nguyễn Dũng (tổ 40C, phường Hòa Xuân) có 370m2 diện tích đất ở và nhà nằm trong vùng quy hoạch cũng gặp khó khăn vì ruộng đất đã bị thu hồi, các dự án xung quanh đổ đất lấp luôn hệ thống thủy lợi nên không sản xuất được.
Ông Dũng cho biết ngoài việc phải chịu cảnh ngập lụt, ô nhiễm môi trường, nhà ông muốn tách hộ cho con lớn cũng không được.
“Bốn năm nay nhà tôi phải làm đủ thứ nghề để sinh sống vì ruộng đất không sản xuất được. Nếu thành phố không triển khai dự án thì đề nghị sớm công bố chỉnh trang để dân chúng tôi an tâm sinh sống” - ông Dũng bức xúc.
Bà Hồ Thị Cẩm Nhung, phó chủ tịch UBND phường Hòa Xuân, cho biết toàn bộ đất sản xuất nằm trong dự án này đều không thể sản xuất được do không có nước vì mương thủy lợi đã bị các dự án khác san lấp trong quá trình triển khai dự án. Hiện nay khu vực này cũng đã trở thành vùng trũng, là nơi thường xuyên bị ngập nước do các dự án xung quanh đổ đất san nền cao hơn.
“Nhiều năm nay, cứ nghe tin bão đến là chúng tôi phải thuê xe cùng lực lượng tới di dời bà con đến nơi trú ẩn vì nhà cửa ở đây xập xệ lắm rồi. Địa phương đã nhiều lần đề nghị sớm giải quyết giải tỏa khu vực này để người dân an tâm sinh sống và tránh phát sinh tình trạng xây dựng nhà trái phép nhưng vẫn chưa biết đến khi nào” - bà Nhung nói.
Theo ông Võ Ngọc Học, phó Ban giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư - xây dựng số 2 TP Đà Nẵng, dự án hoàn thành việc kiểm định vào năm 2010 và áp giá được 2/3 số hồ sơ, dự kiến đất bố trí tái định cư là 255 lô và kinh phí đền bù là 70 tỉ đồng.
Tuy nhiên do thành phố chưa bố trí kinh phí và chưa có đất tái định cư nên việc lập phương án đền bù tạm dừng.
Ông Võ Văn Thương, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Đà Nẵng, cho biết do khó khăn về nguồn vốn nên dự án khu dự trữ phát triển đô thị và chống ngập úng ven sông phía nam cầu Cẩm Lệ tạm ngưng chứ không phải chậm triển khai.
Ông Thương cho hay vừa qua UBND TP Đà Nẵng họp rà soát quy hoạch năm 2014 đã đưa dự án này vào danh mục “cần quan tâm”, dự kiến năm 2015-2016 sẽ bố trí vốn triển khai.
“Đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi và diện tích đất ở đã được áp giá đền bù, người dân sẽ được hỗ trợ tiền theo quy định do quy hoạch kéo dài” - ông Thương nói.
-
Thu hồi đất để làm đường, cây trồng trên đất có được bồi thường?
Vườn nhà tôi rộng 2.300 m2, trong đó có 200m2 là đất ở còn lại là đất trồng cây lâu năm và ao nuôi cá.
-
Quản lý đất đai: Buông lỏng kỷ cương, chạy theo lợi nhuận doanh nghiệp
CafeLand - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc để xảy ra tình trạng vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai có sự tiếp tay của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý sai phạm chưa dứt điểm gây hoài nghi trong dân....
-
Giá đất đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng: Vì sao thấp xa giá thị trường?
Việc áp giá thị trường khi bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) làm dự án đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, UBND các tỉnh, thành phố thường đưa ra mức giá thấp hơn giá thị trường khi thu hồi đất để thực hiện dự án. Việc này dẫ...