Phát triển mạnh và bền vững kinh tế - Ảnh minh họa.
Theo đó, mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo vệ, duy trì, và phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học vùng bờ biển, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế biển thông qua việc khai thác tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững.
Một số chỉ tiêu đáng chú ý bao gồm: 100% chất thải nguy hại và rác thải nhựa tại các khu vực ven biển phải được thu gom và xử lý đúng quy định; 100% các khu đô thị ven biển phải phát triển theo hướng bền vững, sinh thái và thông minh.
Quy hoạch cũng phân chia vùng bờ thành các khu vực phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đến Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đặc biệt, các khu vực kinh tế ven biển sẽ tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như du lịch, vận tải biển, khai thác dầu khí, và năng lượng tái tạo.
Quy hoạch định hướng Hải Phòng - Quảng Ninh là trung tâm kinh tế biển hiện đại.
Cụ thể, đối với vùng đất ven biển phía Bắc: định hướng Hải Phòng - Quảng Ninh là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng; khu vực Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình phát triển mạnh và bền vững kinh tế biển.
Tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển, nhất là tuyến đường bộ, đường sắt ven biển, đường kết nối cảng đến quốc lộ và cao tốc; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt mới kết nối các cảng biển, cửa khẩu quốc tế Móng Cái với Hà Nội.
Hình thành các khu du lịch quốc tế hóa cao ở Quảng Ninh (Vân Đồn, vịnh Hạ Long), phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới; liên kết phát triển vùng du lịch Cát Bà - vịnh Hạ Long - Bái Tử Long - Vân Đồn thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch di sản thiên nhiên biển - đảo có tầm quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương.
Phát triển cảng biển quốc tế, vận tải biển viễn dương và trong nước, dịch vụ hàng hải, dịch vụ logistics đa phương thức với trung tâm là cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh
Ảnh minh họa.
Đối với vùng đất ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, trọng tâm là kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Đà Nẵng và các cảng hàng không, cảng biển; hoàn thành tuyến đường bộ ven biển tại các địa phương trong vùng; nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc trục ngang kết nối cửa khẩu quốc tế với các cảng biển; tập trung nguồn lực phát triển các cảng biển có tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, nhất là các cảng biển ở Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển, nhất là các ngành như du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, chế biến dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác thủy sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, các ngành kinh tế biển mới,... Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 11 khu kinh tế ven biển hiện có.
Một góc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đối với vùng đất ven biển Đông Nam Bộ, định hướng vùng đất ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM là trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á với các ngành, lĩnh vực ưu tiên: cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dầu, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Đầu tư hoàn thiện hệ thống đường ven biển; đẩy mạnh xây dựng khu vực cảng biển Cái Mép - Thị Vải - Sao Mai - Bến Đình, liên kết với cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ưu tiên nguồn lực cho phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế; nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật các tuyến luồng đường thủy nội địa; hình thành các cụm cảng phục vụ nhu cầu thu gom, giải tỏa hàng hóa cho các cảng biển lớn trong vùng.
Xây dựng khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, hình thành hệ sinh thái công nghiệp - dịch vụ hoàn chỉnh.
Phối cảnh mô hình bến cảng Trần Đề.
Đối với, vùng đất ven biển Tây Nam Bộ sẽ bao gồm các trung tâm kinh tế biển mạnh của khu vực Đông Nam Á với phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá hiện đại phục vụ khai thác xa bờ, hình thành và phát triển du lịch sinh thái, góp phần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; tập trung khai thác tốt các cảng biển, trong đó khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cấp, cải tạo, duy trì các tuyến luồng hàng hải, trong đó chú trọng các luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, luồng hàng hải Trần Đề.
-
Thanh Hoá quy hoạch 390ha làm khu đô thị phát triển kinh tế biển
Khu vực được quy hoạch có tính chất là khu đô thị - gắn với các hoạt động phát triển kinh tế biển, bao gồm các chức năng: khu dân cư đô thị, khu công cộng, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
-
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với Đề án “Phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia”.
-
Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tập trung hoàn thiện hạ tầng trọng điểm, kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển. Mục tiêu hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành và ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025....
-
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đạt gần 109 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng qua Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với trị giá 108,9 tỷ USD tăng 24% so với cùng kỳ và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD....
-
Dự kiến lập Trung tâm Tài chính quốc tế ở TP.HCM, Trung tâm Tài chính khu vực ở Đà Nẵng
Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc....