Nay cơ quan nhà nước đến kiểm tra và đã lập biên bản đối với hành vi hủy hoại đất đối với diện tích đất đã san gạt, cải tạo và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đối với số m3 công ty tôi đã khai thác).
Xin hỏi, việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với cả lĩnh vực đất đai và khoáng sản đối với Công ty chúng tôi có đúng không? Công ty tôi san gạt tại 5 thửa đất thì khi lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý vi phạm phải lập đối với từng thửa đất vi phạm hay lập biên bản vi phạm đối với tổng diện tích san gạt và tổng khối lượng khai thác?
Trả lời:
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây được gọi là Nghị định số 91/2019/NĐ-CP), có quy định chi tiết về hành vi “Hủy hoại đất”,
"3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất".
Việc công ty bạn có khai thác 1 phần đất để cho xã làm đường, 1 phần bán cho các tổ chức khác,… nếu việc khai thác phần đất đó vi phạm quy định của Luật Khoáng sản thì việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với lĩnh vực khoáng sản là đúng.
Việc lập biên bản vi phạm đối với từng thửa đất hay tổng diện tích vi phạm tùy thuộc vào tình hình sử dụng thực tế, do cơ quan có thẩm quyền xử phạt xem xét quyết định, đảm bảo xử lý nghiêm hành vi vi phạm và khắc phục được hậu quả đối với diện tích đất vi phạm.
-
Phải trả lại hiện trạng đất do sai phạm trước khi chuyển mục đích sử dụng?
Năm 2021, tôi mua đất trồng cây hàng năm (CHN) của ông A và đã nộp thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở (ONT). Hồ sơ được Phòng TNMT huyện xác nhận đủ điều kiện nhưng chưa giải quyết cho tôi đã quá thời hạn trên giấy hẹn 2 tháng.
-
Doanh nghiệp nào đứng đầu danh sách nợ thuế tỉnh Vĩnh Phúc?
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa thực hiện công khai danh sách 102 doanh nghiệp nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với số tiền gần 500 tỉ đồng.
-
Vĩnh Phúc thông xe cầu vượt gần 500 tỷ đồng, xoá nghẽn ở nút giao thông quan trọng
Dự án cầu vượt Nguyễn Tất Thành có 8 nhịp (2 nhịp chính và 6 nhịp dẫn), sử dụng công nghệ dây văng, trụ tháp cách điệu; bề rộng cầu 22,5m; tổng mức đầu tư dự án là 488 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công ngân sách cấp tỉnh....
-
Khu công nghiệp sát cao tốc Nội Bài – Lào Cai tăng vốn đầu tư lên 6.300 tỷ đồng, gấp 7 lần mức cũ
Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vừa công bố, KCN Thái Hoà – Liễn Sơn – Liên Hoà (khu vực II – Giai đoạn 1) được nâng vốn lên 6.361 tỷ đồng, tương đương khoảng 275 triệu USD, gấp 7 lần so với mức vốn đầu tư cũ là 914 tỷ đồng....