Xin hỏi, tôi tự ý san gạt đất trong thửa đất của gia đình nhưng không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của gia đình cũng như hộ liền kề thì có vi phạm pháp luật không? Quy định xử phạt với hành vi hủy hoại đất hiện như thế nào?

Hình minh họa

Trả lời:

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

"3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: Thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

… d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi tại các Điểm a, b và c Khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích, công nhận quyền sử dụng đất".

Như vậy, hành vi san gạt đất làm biến dạng địa hình (thay đổi độ dốc bề mặt hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề) của gia đình bạn mà không làm mất hoặc giảm khả năng sản xuất nông nghiệp theo mục đích ban đầu của thửa đất thì chưa cấu thành hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Xử phạt khi hủy hoại đất

Trường hợp hành vi san gạt đất làm biến dạng địa hình, thay đổi độ dốc bề mặt hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề mà làm suy giảm khả năng sản xuất nông nghiệp theo mục đích ban đầu của thửa đất hoặc lầm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường…thì bị coi là hành vi phá hoại đất và có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta - dưới 0,1 héc ta;

- Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta - dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 - dưới 01 héc ta;

- Phạt tiền từ 60 - 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra còn bị áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.

  • Quy định như thế nào về hành vi hủy hoại đất?

    Quy định như thế nào về hành vi hủy hoại đất?

    Gia đình tôi đang sử dụng thửa đất diện tích 5.200m2, trong đó có 1.300m2 đất ở tại nông thôn, 3.900m2 đất cây lâu năm cùng thửa đất ở. Gia đình tôi có dùng máy xúc san gạt trong thửa đất, không vận chuyển đất đi, chỉ san gạt từ chỗ cao xuống chỗ thấp, làm thay đổi độ cao so với thửa đất liền kề từ 0,5 - 1m, tuy nhiên không ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các hộ liền kề, các hộ liền kề cũng không có ý kiến gì.

Phương Vũ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.