19/04/2018 11:37 AM
Gia đình tôi có mảnh đất đã sử dụng trước năm 1993, sau này nhà nước làm tỉnh lộ 844 đi ngang qua và đã chia đất ra làm 2 phần. Gia đình tôi đăng ký quyền sử dụng đất phía trong tỉnh lộ còn phía ngoài tỉnh lộ thì chưa đăng ký, nhưng gia đình hàng xóm có đất gần kề đã đăng kí quyền sử dụng đất trên khu đất còn lại đó. Xin hỏi là gia đình tôi có thể khởi kiện và đòi lại được quyền sử dụng đất nói trên hay không?

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An trả lời bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp mảnh đất đã sử dụng trước năm 1993, sau này nhà nước làm tỉnh lộ 844 đi ngang qua và đã chia đất ra làm 2 phần. Gia đình em đăng ký quyền sử dụng đất phía trong tỉnh lộ còn phía ngoài tỉnh lộ thì chưa đăng ký, nhưng gia đình hàng xóm có đất gần kề đã đăng kí quyền sử dụng đất trên khu đất còn lại đó.

Về tranh chấp Tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền giải quyết các tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết".

Tranh chấp đất đai thường khó khăn và phức tạp. Hòa giải là bước đầu tiên và nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau. Tại Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Sau khi hòa giải không thành thì đối với tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân yêu cầu được giải quyết. Về tranh chấp đất đai bạn nên chuẩn bị chứng cứ chứng minh cho việc bảo vệ quyền sử dụng đất. Luật sư khi tham gia vụ kiện tranh chấp sẽ giúp vụ việc được theo đúng trình tự quy định và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ kiện.

CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đức An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.