Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Ninh Thuận từ 31/10/2024
Điều kiện tách thửa đất tại Ninh Thuận
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 84, điều kiện để thực hiện tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:
Điều 3. Điều kiện tách thửa đất
1. Việc tách thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai.
2. Đối với đất ở và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, việc tách thửa đất thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đã được quy định tại Điều 66 của Luật Đất đai năm 2024 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 thì áp dụng quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 thì áp dụng quy hoạch xây dựng hiện có đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp không áp dụng các quy hoạch xây dựng đã được quy định tại khoản 2 Điều này khi giải quyết thủ tục tách thửa.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Ninh Thuận từ 31/10
*Đối với đất ở
(1) Tại khu vực đô thị: Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 40m2; kích thước cạnh của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và kích thước cạnh thửa đất còn lại sau khi tách thửa lớn hơn hoặc bằng 3,5m.
(2) Tại khu vực nông thôn: Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 80m2; kích thước cạnh của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và kích thước cạnh thửa đất còn lại sau khi tách thửa lớn hơn hoặc bằng 5,0 m.
(3) Thửa đất mới được hình thành do tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa quy định tại (1) và (2) phải tiếp giáp với đường giao thông do Nhà nước quản lý hoặc bảo đảm có lối đi được kết nối với đường giao thông do Nhà nước quản lý; diện tích tối thiểu được phép tách thửa là diện tích đã trừ diện tích để làm lối đi hoặc diện tích thuộc chỉ giới đường đỏ hoặc hành lang an toàn bảo vệ công trình công cộng (nếu có).
*Đối với đất nông nghiệp
1. Khu vực đô thị:
a) Tại các xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 300 m2.
b) Tại các thị trấn: Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 500 m2.
2. Khu vực nông thôn:
a) Tại các xã đồng bằng: Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 750 m2.
b) Tại các xã trung du: Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 1.000 m2.
c) Tại các xã miền núi: Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 2.000 m2.
Bảng phân loại thôn, xã đồng bằng, trung du, miền núi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất đối với đất nông nghiệp tại khoản 1, khoản 2 Điều này áp dụng đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và đất rừng sản xuất (trừ đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên).
Đối với đất chăn nuôi tập trung, đất nông nghiệp khác đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo chủ trương đầu tư dự án thì việc tách thửa đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
*Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
1. Diện tích của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu là 100m2; kích thước cạnh của thửa đất mới được hình thành do tách thửa và kích thước cạnh thửa đất còn lại sau khi tách thửa lớn hơn hoặc bằng 5,0 m và phải đảm bảo kết nối với đường giao thông do Nhà nước quản lý; diện tích tối thiểu được phép tách thửa là diện tích đã trừ diện tích thuộc chỉ giới đường đỏ hoặc hành lang an toàn bảo vệ công trình công cộng (nếu có).
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất quy định tại khoản này áp dụng đối với đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Thửa đất được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích để thực hiện dự án đầu tư thì việc tách thửa phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Trên đây là những thông tin liên quan đến điều kiện, diện tích tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận mới nhất bạn đọc có thể tham khảo.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Ninh Thuận cập nhật mới nhất
Việc tách thửa đất phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định chung của pháp luật và quy định riêng của từng địa phương. Tại Ninh Thuận, các quy định liên quan đến việc tách thửa đất đang được áp dụng theo Quyết định 85/2014/QĐ-UBND do UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành ngày 18/11/2014. Vậy quy định cụ thể thế nào?
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Yên Bái theo quy định mới nhất
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định 15/2024/QĐ-UBND hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó quy định cụ thể điều kiện, diện tích tách thửa đất trên địa bàn....
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Nghệ An mới nhất hiện nay
Từ ngày 10/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Nghệ An sẽ được thực hiện theo Quyết định 34/2024/QĐ-UBND ban hành ngày 30/9/2024.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Điện Biên mới nhất
UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định 36/2024/QĐ-UBND Hướng dẫn về hạn mức giao đất; diện tích giao đất, cho thuê đất; hạn mức công nhận đất ở; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện, diện tích tối thiểu tách thửa đất, hợp thử...