1. Hồ sơ về nhân thân
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
- Hộ khẩu thường trú/Sổ tạm trú (KT3).
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân...
2. Giấy tờ chứng minh mục đích vay
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn của ngân hàng).
- Hợp đồng đặt cọc/mua bán nhà.
- Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu và hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua.
3. Tài liệu về nguồn thu nhập trả nợ
- Nếu nguồn thu nhập từ lương, phụ cấp và các khoản tương đương: Hợp đồng lao động/sao kê tài khoản nhận lương (nếu nhận lương chuyển khoản); Bảng lương và xác nhận lương của công ty (nếu nhận lương tiền mặt).
- Nếu nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản hoặc chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất; Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê; Ảnh chụp tài sản cho thuê.
- Nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp; Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh.
4. Những hồ sơ khác
Nếu bạn đang có khoản vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán... Lưu ý, trong đó hợp đồng đặt cọc, mua bán nhà là rất quan trọng và cần phải có.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....