Theo quy định tại khoản 5 Điều 2, khoản 1 Điều 9 và khoản 1 Điều 27 của Luật Cư trú năm 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Như vậy, người ở nhà thuê chính là chủ thể có trách nhiệm pháp lý phải đi đăng ký tạm trú, chứ không phải chủ nhà.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người thuê nhà lại không thực hiện nghĩa vụ này, một phần vì thiếu hiểu biết pháp luật, phần khác vì có sự nhầm lẫn do chủ nhà thường xuyên thay mặt người thuê thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú. Việc chủ nhà hỗ trợ làm thủ tục hoặc đứng tên đăng ký tạm trú là hoàn toàn có thể, tuy nhiên đó chỉ là sự hỗ trợ trên tinh thần tự nguyện (không phải là nghĩa vụ của chủ nhà).
Chính vì sự “quen tay” của chủ nhà và sự hỗ trợ này mà nhiều người thuê trọ đã hiểu lầm việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm của chủ nhà, từ đó dẫn đến tình trạng người thuê không chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của người thuê trong các giao dịch dân sự hay khi cần chứng minh nơi cư trú, mà còn có thể dẫn đến vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người không thực hiện đăng ký tạm trú theo đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là một mức phạt không nhỏ, đặc biệt với đối tượng là sinh viên, công nhân hoặc người lao động thu nhập thấp.
Việc không đăng ký tạm trú không chỉ khiến người thuê đối mặt với rủi ro bị xử phạt, mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết các thủ tục hành chính khác như đăng ký xe máy, xin việc, khám chữa bệnh, đăng ký học cho con,... vì nhiều thủ tục yêu cầu cung cấp giấy xác nhận tạm trú.
Do đó, để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, người ở nhà thuê cần nhận thức rõ việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm cá nhân, không nên ỷ lại hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nhà. Ngay khi dọn đến nơi ở mới, người thuê cần chủ động liên hệ với công an cấp xã (hoặc công an khu vực) nơi cư trú để được hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú.
Ngoài ra, việc đăng ký tạm trú đầy đủ còn thể hiện ý thức công dân và giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn tình hình dân cư, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
-
Giá thuê nhà ở xã hội bao nhiêu là hợp lý?
Mức giá tối thiểu thuê nhà ở xã hội ở Hà Nội là 48.000 đồng/m2 một tháng với nhà dưới 10 tầng và cao nhất 198.000 đồng/m2 với nhà trên 30 tầng.
-
Hà Nội áp khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng
Người thu nhập thấp tại Hà Nội sắp có thêm cơ hội an cư với giá thuê nhà ở xã hội được kiểm soát rõ ràng, minh bạch. Mức giá tối đa chỉ 198.000 đồng/m²/tháng, mở ra cánh cửa tiếp cận nhà ở chất lượng với chi phí hợp lý hơn bao giờ hết.
-
Giới trẻ chọn thuê nhà: Xu hướng thời đại hay bất đắc dĩ?
Sở hữu một căn nhà từng là giấc mơ mặc định của nhiều thế hệ. Nhưng với giới trẻ ngày nay, đặc biệt là Gen Z, giấc mơ ấy đang thay đổi. Khi giá bất động sản ngày càng xa tầm với, còn cuộc sống thì cần sự linh hoạt, ngày càng nhiều người trẻ chọn thuê thay vì mua nhà.








-
Việc đánh thuế để điều tiết thị trường và tạo công bằng là hoàn toàn đúng đắn
Đề xuất áp thuế 20% trên phần lợi nhuận khi chuyển nhượng bất động sản đang thu hút sự quan từ cả người dân lẫn giới đầu tư. Cơ quan chức năng kỳ vọng đây sẽ là công cụ hiệu quả để điều tiết thị trường và tăng thu ngân sách....
-
Cách xác định tiền giảm thuế GTGT với hộ kinh doanh theo chính sách mới
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026).
-
Áp thuế lũy tiến chuyển nhượng BĐS cần phòng lách luật
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng “sốt ảo”, gây khó người mua ở thực, đề xuất mới đây của Bộ Tài chính về việc đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ đang nhận được sự chú ý đặc biệt...