Hình minh họa
Trả lời:
- Đất rừng đặc dụng: đất rừng đặc dụng là loại đất rừng gồm: Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.
- Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản.
- Đất rừng phòng hộ: Theo quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, đất rừng phòng hộ là loại đất trồng rừng mà loại rừng đó có ý nghĩa trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.
Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:
(1) Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.
(2) Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.
- Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt tương ứng với từng trường hợp chuyển mục đích quy định các khoản (1) và (2).
Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp vi phạm.
-
Khi nào chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép?
Xin hỏi, khi nào chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan chức năng? Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt như thế nào?
-
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất năm 2025 là bao nhiêu?
Chuyển mục đích sử dụng đất là nhu cầu của nhiều người dân hiện nay khi muốn thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác. Nhiều người thắc mắc năm 2025 thì diện tích được phép chuyển mục đíc sử dụng là bao nhiêu?...
-
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nhỏ hơn 2 ha sang mục đích khác tại Bình Thuận từ 11/11
Đây là nội dung được quy định theo Quyết định số 49/2024/QĐ-UBND ngày 28/10/2024 quy định tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất có quy mô nhỏ hơn 2 ha sang mục đích khác trê...
-
Chuyển đất ở sang đất thương mại, dịch vụ cần điều kiện gì?
Gia đình tôi muốn chuyển mục đích sử dụng đất theo diện không phải xin phép từ đất ở tại đô thị sang đất thương mại, dịch vụ. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu (đồ án quy hoạch chi tiết) thửa đất của gia đình tôi chỉ được quy h...