19/12/2014 10:39 AM
Sao Paulo là thành phố đầu tiên tại Brazil thiết lập chế độ đánh thuế lũy tiến đối với chủ của những căn hộ bị bỏ trống, để giải quyết nạn đóng băng bất động sản. Theo ông thị trưởng Fernando Haddad, thuộc đảng Lao động đang cầm quyền, đây là cuộc chiến chống đầu cơ bất động sản, nhằm buộc thị trường phải hạ giá bán và cho thuê nhà.

Giấy báo thuế đã được gởi đến cho 68 địa chỉ tại trung tâm thành phố Sao Paulo, nhưng 500 căn hộ khác bị bỏ trống cũng đã được phát hiện và chẳng bao lâu nữa sẽ được đưa vào danh sách này. Các chủ nhà sẽ có 15 ngày để kháng cáo. Quá thời hạn này, họ sẽ có 1 năm để giải quyết tình hình của ngôi nhà: phải bán hoặc cho thuê. Nếu không, thuế nhà của họ sẽ bị tăng lên dần dần theo chế độ gọi là IPTU. Chẳng hạn, một ngôi nhà hiện tại bị đánh thuế 2% giá trị, nếu bỏ trống sẽ tăng lên 4%. Có thể gia tăng gấp đôi nhiều lần, cho đến mức tối đa 15%. Sau 5 năm, chủ nhà có nguy cơ mất luôn căn nhà.

Ông Fernando Haddad tự hào Sao Paulo là thành phố đầu tiên áp dụng cơ chế này. Tuy nhiên nó đã được quy định từ năm 2001 trong nghị định về tình hình thành phố: Chúng tôi đang làm một cuộc cách mạng là áp dụng quy luật này. Tuy nhiên các sáng kiến trước đây đều không thể thực hiện. Chẳng hạn, một đạo luật năm 2011 buộc thành phố phải gởi cảnh báo đến các chủ nhà vắng người. Lúc đó, người ta phát hiện ra 122.000 căn nhà bị bỏ trống. Nhưng chỉ có 1.053 giấy báo yêu cầu làm rõ nguyên nhân bỏ trống được gởi đi vào năm 2012.

Phần lớn thuế bất động sản áp dụng cho các ông chủ có hơn 500m2 nằm trong
“vùng có quyền lợi xã hội” (như Zeis, vùng có những căn nhà xã hội) hay “đô thị hóa vững chắc” hoặc trung tâm thành phố mở rộng. Các căn nhà bỏ trống trong những vùng này, hay có hệ số cư trú thấp hơn quy định đều nằm trong mục tiêu của thành phố, kể cả những căn nhà có mức độ bỏ trống hơn 60%. Fernando de Mello Franco, phụ trách phát triển thành phố nhấn mạnh: Mục đích của chúng tôi không phải là gia tăng ngân sách, hay tịch thu nhà cửa. Vì thế, đền bù theo kiểu nợ công là một hình thức vay mượn, thành phố sẽ mua lại chúng trong vòng nhiều năm. Nhưng không thể trả tiền một lần, bởi vì thành phố còn phải thương lượng với chính phủ liên bang.

Để phát hiện những căn hộ bỏ trống, chính quyền thành phố căn cứ vào tiêu thụ điện, khí đốt và tin tức của thanh tra. Tài sản đang bị luật pháp xử lý không tính đến, nhưng thừa kế phải kể vào. Phong trào Lao động không nhà - MTST, xem đây là biện pháp rất tốt để hạ giá nhà ở và cho thuê.

  • Bài học quy hoạch của Singapore, cũ người mà quá mới với ta!

    Bài học quy hoạch của Singapore, cũ người mà quá mới với ta!

    CafeLand - Singapore được biết đến như quốc gia có trình độ quản lí đô thị hàng đầu thế giới hiện nay. Đây là kết quả của quá trình hoạch định chính sách, nỗ lực quy hoạch trong mục tiêu dài hạn để mang đến không gian sinh sống lý tưởng cho người dân và giúp Singapore phát triển bền vững.

  • Đâu là mô hình nhà cho thuê mà nước ta nên áp dụng?

    Đâu là mô hình nhà cho thuê mà nước ta nên áp dụng?

    CafeLand - Với giá đất như hiện nay, rất nhiều người dân đô thị không thể mua một căn hộ để ổn định "nơi ăn chốn ở". Vì vậy, chiến lược nhà đất về lâu dài, cần phải thực sự chú trọng tới lĩnh vực nhà cho thuê, coi việc hình thành nhà cho thuê là khâu then chốt nhằm bình ổn giá nhà đất. Nhưng đâu là mô hình nhà cho thuê mà nước ta nên áp dụng?

  • Mô hình quỹ đầu tư bất động sản tại Anh và Nhật

    Mô hình quỹ đầu tư bất động sản tại Anh và Nhật

    CafeLand - Trong thực tế, cho đến giờ vẫn chưa có quỹ đầu tư bất động sản nào là của Việt Nam. Các quỹ đầu tư bất động sản hoạt động tại Việt Nam hiện nay đều là các quỹ nước ngoài, như VNL của Vinacapital, VPF của Dragon Capital, ILH - ILH2 và ILH3 của Indochina Capital, VPH của Saigon Asset Management… Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu khung pháp lý cần thiết. Tại sao chúng ta không tham khảo mô hình REITs ở các nước phát triển?

Bảo Long (Công an TP.HCM)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.