Quy hoạch đô thị của Singapore đã thay đổi khá nhiều trong 4 thập kỉ qua kể từ ngày đất nước dành độc lập. Vào những năm 1960, Singapore phải đối mặt với nạn thất nghiệp, dân số gia tăng nhanh chóng tại khu vực trung tâm thành phố, thiếu nhà ở cùng hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém. Diện tích đất sử dụng hạn chế cộng với những yêu cầu cấp thiết từ dân cư khiến các nhà quy hoạch đô thị Singapore phải đưa ra chính sách xây dựng phù hợp để phục vụ nhu cầu sử dụng không chỉ hiện tại mà còn về lâu dài.
Chính sách quy hoạch dài hạn mang đến môi trường sống lý tưởng cho người dân và giúp Singapore phát triển bền vững
Chiến lược quy hoạch của Singapore thể hiện rõ trong quy hoạch Vành đai Concept Plan (1971). Theo đó, một vành đai các đô thị vệ tinh mới có mật độ dân cư cao sẽ được xây dựng xung quanh các khu vực trữ nước. Bao quanh các đô thị là khu vực nhà ở tư nhân với mật độ dân cư thấp hơn. Các đô thị này được nối liền với nhau bởi hệ thống đường cao tốc.
Quy hoạch đất cho hoạt động kinh tế
Singapore ưu tiên phát triển không gian đô thị cho các hoạt động phát triển kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng mà trục đường Orchard trung tâm mua sắm phát triển nhất Singapore là ví dụ điển hình. Khu cảng biển trung chuyển lớn nhất khu vực với đầy đủ bến bãi kho tàng và khu sản xuất gia công tái chế. Mạng lưới giao thông được quy hoạch đồng bộ để có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng trong vòng 40 năm tiếp theo. Khu công nghệ cao, công nghệ sinh học được xây dựng gần các trường đại học lớn nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Trong quy hoạch, cảnh quan, môi trường, cây xanh được chú trọng đầu tiên.
Giao thông
Hệ thống giao thông của Singapore khá phong phú và hiệu quả. Hệ thống tàu điện ngầm (MRT) có 84 ga với chiều dài 130 km là hệ thống giao thông trọng yếu của Singapore, phục vụ 2 triệu lượt khách mỗi ngày. Nhờ việc tận dụng tối đa những khoảng không gian ngầm dưới lòng đất, Singapore hiếm khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn, chật chội như ở các thành phố lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, Singapore dự định phát triển quy mô các tuyến đường sắt ít nhất gấp 2 lần so với hiện tại. Tuyến đường xuyên tâm (radial lines) kết nối các khu vực bên trong thành phố, trong khi các tuyến đường quỹ đạo (orbital lines) phục vụ nhu cầu di chuyển giữa trung tâm với bên ngoài. Cách này được xem là khá hiệu quả để giúp người dân có thể dễ dàng đi lại và tiết kiệm thời gian. Phương tiện giao thông công cộng vẫn khá thu hút người dân Singapore và giảm bớt sự phụ thuộc vào phương tiện di chuyển cá nhân.
Ít lệ thuộc vào phương tiện cá nhân đồng nghĩa áp lực áp lực hạ tầng giao thông sẽ giảm bớt, đồng thời, chất lượng môi trường cũng sẽ được cải thiện.
Hệ thống tàu điện ngầm (MRT) đóng vai trò quan trọng trong giao thông tại Singapore.
Xanh hóa đô thị
Từng mét vuông đất tại Singapore được nâng niu và sử dụng hiệu quả. Singapore đã áp dụng chính sách vườn ở bất kì nơi đâu, từ tường nhà tới mái. Đi đến đâu, bạn cũng thấy một màu xanh của thiên nhiên. Thiên nhiên đã “mềm hóa” sự khô cứng của các đô thị. Với chiến lược quy hoạch trên, diện tích cây xanh đã chiếm 50% diện tích toàn thành phố, con số đáng mơ ước với nhiều thành phố khác trên thế giới.
Trong chiến lược xanh hóa đô thị của Singapore, Business Park là một trong những mô hình đáng chú ý nhất. Business Park kết hợp hài hòa giữa hai khái niệm: công viên - park và thương mại - business. Công viên-park với những cảnh quan đẹp phục vụ mục đích giải trí. Khu kinh doanh thương mại - business được thiết kế theo kiểu các nhóm văn phòng làm việc và sản xuất hiện đại.
Business Park giúp Singapore giữ lại được những công trình tự nhiên có giá trị. Chẳng hạn việc chính phủ Singapore đầu tư vào dự án sân golf kết hợp với khu sinh thái Nature Society tại Kranji có hệ động thực vật phong phú vừa có thể phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả vừa có thể bảo vệ sự đa dạng trong hệ thực vật nơi đây, Kranj vốn là nơi sinh sống và cư ngụ của nhiều loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Business Park giúp Singapore giữ lại được những công trình tự nhiên có giá trị.
Trong hoạt động quy hoạch, song song với quá trình phát triển, Singapore vẫn đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho người dân, giữ gìn môi trường sống xanh sạch và bảo vệ được những kiến trúc lâu năm cần thiết. Mục đích tối ưu hóa diện tích đất sử dụng luôn được chú ý và thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Bài học cho quy hoạch Việt Nam
Thủ tướng đầu tiên của Singapore ông Lý Quang Diệu từng ao ước Singapore bằng một nửa của Sài Gòn. Thực tế, bây giờ Singapore đã phát triển hơn Sài Gòn rất nhiều cả về kinh tế nói chung và quy hoạch nói riêng. Singapore đã trải qua những khó khăn và sai lầm trong quy hoạch phát triển, tuy nhiên, lãnh đạo và người dân nước này đã kịp thời nhận ra và có chiến lược xây dựng hợp lý. Từ quá trình phát triển của Singapore, chúng ta có thể rút ra được bài học về kinh nghiệm quản lí và quy hoạch đô thị cho Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều bất cập và luẩn quẩn.
Thứ nhất, một đô thị có dân số cao thường gặp nhiều khó khăn để có một quy hoạch hoàn hảo, chính vì vậy, các nhà quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng để sử dụng từng tấc đất. Đó là sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp có sự kiểm soát trong phát triển và thiết kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng đô thị hóa trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo tồn. Việt Nam có diện tích và tài nguyên lớn gấp nhiều lần Singapore. Tuy nhiên, chúng ta lại đang lãng phí trong quy hoạch khi vẫn còn nhiều dự án xây dựng bị bỏ trống.
Thứ hai, với diện tích đất hạn chế, chính phủ Singapore đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”. Mật độ cây xanh che phủ cao đã khiến không gian đô thị được “mềm hóa” và cải thiện chất lượng môi trường nói chung. Trong khi đó, tại Việt Nam hệ thống cây xanh lâu năm theo tốc độ đô thị lại đang dần bị chặt phá, mới đây, hệ thống cây xanh khu vực Nhà hát TP.HCM đã bị đốn hạ để phục vụ xây tuyến nhà ga Metro gây khá nhiều tranh cãi nên bảo tồn hay phát triển. Tuy mục đích là tránh những nguy cơ tai nạn do bão lụt và nhường diện tích cho quy hoạch phát triển hạ tầng, nhưng nếu xét sang chiến lược quy hoạch của Singapore, Việt Nam cần xem lại để chọn lọc và giữ gìn hệ sinh thái đô thị bởi ai cũng biết phá thì dễ còn trồng mới là chuyện khó.
Thứ ba, Singapore được coi là nước phát triển chương trình nhà ở tốt nhất trên thế giới, người dân Singapore hầu như ai cũng sở hữu nhà ở. Từ những năm 1960, Cơ quan Phát triển nhà ở Singapore (Housing and Development Board-HDB) đã xây dựng những căn hộ chung cư chất lượng với giá cả phải chăng để cung cấp cho người dân. Đây là điều Việt Nam nên học tập, trên thực tế, nhu cầu nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội của nước ta đang khá cao, hầu hết các dự án đều xây đến đâu hết đến đó. Theo Bộ Xây dựng, 3 nguyên nhân chính dẫn đến nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn ở mức thấp là thiếu quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí thuận lợi. Nhiều khu công nghiệp được hình thành nhưng chưa bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, nhiều địa phương chưa bố trí quỹ đất 20% tại các khu đô thị mới.
Như vậy, rõ ràng nguyên nhân chính của việc thiếu nhà ở cho người có thu nhập thấp ở nước ta đều xuất phát từ tính chủ quan, chưa chú trọng đến phân bỗ quỹ đất để cân bằng giữa phát triển và đảm bảo lợi ích cộng đồng.
Thứ tư, Business Park hiện được nhiều chuyên gia đánh giá là mô hình phát triển hoàn hảo cho quy hoạch trong tương lai. Chính quyền Singapore hiện đã áp dụng thành công mô hình này để giữ gìn không gian tự nhiên kết hợp với việc phát triển kinh tế trong dài hạn. Tại Việt Nam, Business Park được biết đến dưới các tên gọi như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu vực thương mại khác. Về bản chất, đây là các Business Park thuộc giai đoạn đầu tiên với tiêu chuẩn và chất lượng thấp, để phát triển thành mô hình công viên kinh doanh, tổ hợp đáp ứng các nhu cầu giải trí, làm việc và nghỉ ngơi, chúng ta cần đổi mới nhiều hơn nữa.
Nhờ vào tầm nhìn quy hoạch dài hạn của chính phủ kết hợp với ý thức cao từ cộng đồng đã đưa đảo quốc sư tử vượt qua thời kì khó khăn và trở thành quốc gia phát triển tầm cỡ, đây là mô hình quy hoạch mà nhiều nước trên thế giới nên học hỏi, trong đó có Việt Nam.
-
Thị trường chung cư Đông Nam Á tăng trưởng kép 7,5%/năm giai đoạn 2023 - 2028
Thị trường chung cư và căn hộ ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong 5 năm tới, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung trên toàn cầu.
-
Làn sóng người mua nhà Trung Quốc tại Đông Nam Á “hạ nhiệt”
Làn sóng các nhà đầu tư trung lưu Trung Quốc mua bất động sản ở khu vực Đông Nam Á trước đại dịch hiện đang hạ nhiệt khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến họ gặp khó về mặt tài chính.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực....