Vậy, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới lĩnh vực bất động sản?
Vấn đề về nguồn cung
Mức lãi suất tồn tại trong thời gian dài đã tạo ra bong bóng trên nhiều thị trường khác nhau, bao gồm cả bất động sản. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề duy nhất. Gần đây, mức lạm phát cao ở nhiều nơi đang tạo ra áp lực lên thị trường nhà ở vì nguồn cung hạn chế. Vấn đề nguồn cung hạn chế bắt đầu từ rất nhiều vấn đề trong ngành.
Đầu tiên, nhiều người không muốn bán nhà vào thời điểm hiện tại bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế tỏ ra không chắc chắn. Họ lọ sợ rằng sẽ xuất hiện thêm các đợt giãn cách xã hội do những làn sóng bùng dịch mới.
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng tắc nghẽn gây ra sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng nhà cửa. Đại dịch cũng khiến các công ty xây dựng phải ngừng hoạt động trong thời gian dài, qua đó khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ.
Các tác động khác của lạm phát với bất động sản
Lạm phát cũng gây ra một số ảnh hưởng khác đến thị trường bất động sản.
Đầu tiên, lạm phát giống như một mức tham chiếu liên quan đến sự tăng giá của hàng hóa hàng ngày. Những nguyên liệu đó được sử dụng để xây dựng nhà cửa. Nếu giá của những thứ như gỗ, gạch đá, xi măng, cát sỏi,… và thiết bị tăng lên, các công ty xây dựng hoặc người bán sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tăng giá bán nhà.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lạm phát có thể tác động ngược lên thị trường bất động sản. Về mặt lý thuyết, nếu tỷ lệ lạm phát tăng, tiền đi vay sẽ trở nên đắt hơn. Mọi người ít vay nợ hơn, do đó sẽ có ít người mua nhà hơn và điều này có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Tại nhiều quốc gia, nguyên nhân chính gây ra lạm phát là vì Ngân hàng Nhà nước bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Kết quả sau những đợt bơm tiền đó là giá nhà tự động tăng lên.
Bất động sản là nơi bảo vệ nhà đầu tư trước lạm phát
Mặc dù bất động sản có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát, nhưng bất động sản cũng có thể bảo vệ nhà đầu tư khỏi những tác động của lạm phát.
Khi giá nhà tăng lên theo thời gian có nghĩa là nhà đầu tư đang giảm khoản vay so với giá trị của khoản nợ của mình, đồng thời tăng vốn chủ sở hữu, nhưng các khoản thanh toán thế chấp theo lãi suất cố định sẽ không thay đổi.
Nếu nhà đầu tư tìm kiếm dòng tiền ổn định từ phân khúc cho thuê, thì họ có khả năng áp tiền thuê nhà cao hơn khi lạm phát tăng. Nhà đầu tư có thể điều chỉnh tiền thuê nhà trong khi khoản thế chấp vẫn giữ nguyên.
Cuối cùng, giá nhà đất có xu hướng tăng đều đặn theo thời gian. Trong quá khứ, những ngôi nhà chạm đáy trong thời kỳ bong bóng bất động sản bùng nổ năm 2008 đã trở lại mức giá trước khi sụp đổ trong vòng chưa đầy 10 năm.
Mối quan hệ giữa bất động sản và lạm phát có thể đi theo cả hai hướng. Nếu bạn muốn mua nhà bây giờ, lạm phát dường như không phải tin tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đang sở hữu một bất động sản, đó có thể là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước chính lạm phát.
-
Từ 20/01/2022, vay vốn ưu đãi xây mới, sửa chữa nhà ở tối đa là 500 triệu đồng
Ngày 30/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
-
Các bước để đầu tư bất động sản
Trước khi xuống tiền đầu tư bất động sản, dù là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay nghiệp dư, lập kế hoạch luôn là một bước quan trọng. Tất nhiên, kế hoạch của mỗi người sẽ khác nhau, nhưng vẫn có những bước cơ bản cần lưu ý khí lập kế hoạch đầu tư.
-
Khi nói đến bán nhà, làm thế nào để đưa ra giá bán hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất, nhưng cũng là một trong những việc phức tạp nhất.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).