Theo đó, có những điểm mới về vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở. Cụ thể như sau:
Mức cho vay không quá 500 triệu đồng
Đối với khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng (hiện nay, tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN không có quy định mức vay tối đa là 500 triệu đồng) và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Thời hạn cho vay không quá 25 năm
Đối với đối tượng khách hàng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2015/TT-NHNN để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở: Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.
Hiện nay, tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 25/2015/TT-NHNN không quy định thời hạn cho vay tối đa mà chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm.
Lãi suất cho vay ưu đãi do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trong từng thời kỳ.
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 25/2015/TT-NHNN, lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thay đổi cách xác định lãi suất cho vay ưu đãi
Lãi suất cho vay ưu đãi không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.
Hiện nay, theo điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 25/2015/TT-NHNN, lãi suất cho vay ưu đãi không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.
Thay thế mẫu biểu
Theo quy định mới thì áp dụng mẫu biểu 01–báo cáo tình hình cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội; mẫu biểu 02–báo cáo tình hình cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo địa bàn tại Thông tư 20/2021/TT-NHNN.
Thông tư 20/2021/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2022.
Đối tượng được vay vốn ưu đãi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, bao gồm: 1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. 2. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. 3. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. 4. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. 5. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. |
-
Các trường hợp chủ đầu tư phải mua bảo hiểm bắt buộc công trình khi xây dựng
Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng....
-
Cách phân biệt nhà ở tại Việt Nam
Phân loại nhà là điều kiện bắt buộc trong quá trình tiến hành thi công xây dựng để dễ dàng định giá và tính thuế cho từng loại nhà. Vậy nhà được phân loại như thế nào? Làm sao để phân biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây....
-
Xin giấy phép xây dựng, cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Xin hỏi, xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thì cần chuẩn bị giấy tờ gì? Hồ sơ thủ tục xin giấy phép xây dựng ra sao?