Đơn cử, bạn Hồng Phương thắc mắc: “Tôi đang có kế hoạch mua nhà đất (nhà phố hoặc đất nền), nhưng lại phân vân khi làm thủ tục sang tên (đăng ký biến động đất đai).
Tôi được biết sắp tới có chủ trương bỏ cấp huyện, vậy nếu tôi nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nhưng đến thời điểm bỏ cấp huyện vẫn chưa xử lý xong thì hồ sơ sẽ được giải quyết như thế nào? Có bị đình trệ hoặc gián đoạn gì hay không? Có phải nộp lại hồ sơ hay không?”.
Theo khoản 6 Điều 49 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), có quy định:
“Các công việc, hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp huyện đang giải quyết cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu đến thời điểm ngày 01/7/2025 mà vẫn chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành trước ngày 01/7/2025 nhưng sau đó phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm phân công cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp cơ sở nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp đang có công việc, hồ sơ thủ tục hành chính cần giải quyết để tiếp tục giải quyết bảo đảm không làm gián đoạn công việc, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp;
Trường hợp nội dung công việc, hồ sơ thủ tục hành chính đó liên quan đến từ 02 đơn vị hành chính cấp cơ sở mới hình thành sau sắp xếp trở lên hoặc có nội dung phức tạp thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm phân công cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND cấp mình tiếp tục giải quyết bảo đảm không làm gián đoạn công việc, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.”
Nội dung này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân nên khả năng cao sẽ được Quốc hội thông qua (dự kiến bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025).
Như vậy, người dân nếu có nhu cầu mua nhà đất thì vẫn tiếp tục thực hiện như bình thường; hồ sơ đã nộp tại cấp huyện vẫn được giải quyết theo quy định (không bị gián đoạn hay phải nộp lại hồ sơ) nhằm bảo đảm hoạt động của người dân được diễn ra bình thường.
-
Sáp nhập tỉnh, người dân có phải đi cập nhật lại quê quán, giấy tờ cũ có còn giá trị?
Thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã là vấn đề được người dân quan tâm. Vậy, khi sáp nhập tỉnh, xã bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, thay đổi địa chỉ quê quán thì người dân có phải đi cập nhật lại không?
-
Quy định mới về sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh người dân cần biết
Sáp nhập tỉnh, xã sẽ làm thay đổi địa giới hành chính, tên gọi, địa chỉ. Nhiều người thắc mắc, khi đó địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ) sẽ thay đổi thì sổ đỏ có còn giá trị pháp lý? Người dân có bắt buộc phải đính chính thông tin trên sổ đỏ?
-
Sáp nhập tỉnh thành: Có phải làm lại sổ đỏ?
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính.







