Sổ đỏ vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc đính chính
Theo quy định tại Điều 133, Luật Đất đai 2024 quy định việc đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận khi thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;… được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới giấy chứng nhận khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu.
Như vậy, người dân không cần đi đính chính lại sổ đỏ do sáp nhập tỉnh thành. Việc thay đổi địa giới hành chính không làm mất hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Sổ đỏ, Sổ hồng đã cấp vẫn có đầy đủ giá trị pháp lý, người dân cũng không cần đổi lại nếu không có nhu cầu.
Ngoài ra, theo Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ 2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên khi sắp xếp đơn vị hành chính. Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, người dân không bắt buộc phải thực hiện chỉnh lý đồng loạt Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc phải chỉnh lý đồng loạt các giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu hoặc khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.
Các giấy tờ vẫn có giá trị pháp lý đầy đủ và không cần thay đổi, trừ khi người dân thực hiện thủ tục như chia tách, chuyển nhượng... Khi đó, cơ quan nhà nước sẽ vừa thực hiện thủ tục hành chính, vừa chỉnh lý theo ranh giới hành chính mới, cập nhật số liệu, tờ thửa mới.
“Người dân hoàn toàn yên tâm, không phải mang sổ đỏ/sổ hồng đi điều chỉnh chỉ vì thay đổi tên đơn vị hành chính”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.
Muốn cập nhật thông tin trên sổ đỏ sau sáp nhập tỉnh thì làm thế nào?
Dù không bắt buộc, người dân có thể cân nhắc cập nhật lại thông tin sổ đỏ trong các trường hợp sau: Khi thực hiện giao dịch đất đai (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…) và muốn đồng bộ địa chỉ với các giấy tờ khác.
Theo hướng dẫn của Bộ TN&MT, nếu người dân muốn cập nhật thông tin địa giới hành chính mới trên sổ đỏ, thủ tục như sau: Đơn đề nghị cập nhật thông tin; Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ tùy thân.
Người dân nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã (theo cơ chế một cửa). Nhận thông báo, đóng lệ phí và nhận lại sổ đỏ đã cập nhật phần địa danh (nếu có). Việc cập nhật không làm thay đổi bản chất quyền sử dụng đất và không bị giới hạn thời gian thực hiện.
Thông tin đính chính thể hiện thế nào trên Sổ đỏ?
Theo Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ 2025 quy định: Về Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ
Việc chỉnh lý thay đổi thông tin của thửa đất (số tờ, số thửa, địa chỉ) trên Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 của Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT; trường hợp trên Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì cấp mới Giấy chứng nhận để thể hiện thông tin của thửa đất theo quy định tại khoản 6 Điều 23 của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP.
Theo đó, trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thay đổi thông tin địa chỉ thì trên Giấy chứng nhận sẽ thể hiện như sau: “Người sử dụng đất (hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) ... (ghi nội dung thay đổi) từ ... thành ... (ghi thông tin trước và sau khi thay đổi) theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không còn chỗ trống để điền thông tin xác nhận thay đổi: Thực hiện cấp mới Giấy chứng nhận.
Trên đây là những thông tin liên quan đến sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, sắp xếp lại đơn vị hành chính người dân cần biết.
-
Sáp nhập tỉnh thành, không bắt buộc phải làm lại CCCD nhưng những người này cần phải đổi ngay
Theo quy định hiện hành, khi sáp nhập tỉnh thành không bắt buộc phải đổi lại thẻ Căn cước, căn cước công dân (CCCD). Tuy nhiện Bộ Công an khuyến khích người dân nên cấp đổi, cấp lại CCCD sau sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.
-
Sáp nhập tỉnh thành: Có phải làm lại sổ đỏ?
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính.
-
Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã mới sau sáp nhập
Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.








-
34 tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập sẽ có diện tích và dân số như thế nào?
Vào ngày 14/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp....
-
Xã rộng nhất Việt Nam không sáp nhập nhưng sẽ đổi tên
Trong số hơn 10.000 đơn vị hành chính cấp xã, đây là địa phương có diện tích tự nhiên rộng nhất Việt Nam.
-
Phường duy nhất ở Bình Dương dự kiến được giữ nguyên không sáp nhập
Phường Thới Hòa, thành phố Bến Cát là đơn vị hành chính duy nhất dự kiến được giữ nguyên khi sắp xếp 91 xã phường.