Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 16/6 với 100% đại biểu có mặt bấm nút tán thành (466 đại biểu).
Luật gồm 7 chương, 54 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội
Theo đó, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 2 cấp, gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (gọi chung là cấp xã).
Trong đó, xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là địa bàn có vị trí chiến lược, được tổ chức theo mô hình đặc thù, được áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội, thực hiện các chính sách mới về quản trị địa phương, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập. Quốc hội "chốt" mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.
Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Theo báo cáo giải trình tiếp thu của Chính phủ, quá trình thảo luận có ý kiến đề nghị cân nhắc giữ lại mô hình thành phố thuộc tỉnh, với tính chất gần tương đương đặc khu.
Tuy nhiên, Nghị quyết 60 của Hội nghị Trung ương 11 và các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xác định rõ mô hình chính quyền địa phương hai cấp là chủ trương nhất quán, cần được thể chế hóa trong luật.
Do đó, dự luật không quy định mô hình hành chính trung gian như thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.
Hiện cả nước có 84 thành phố trực thuộc tỉnh, 53 thị xã và 2 thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương là Thủ Đức (TP.HCM) và Thủy Nguyên (Hải Phòng).
Về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, Luật nêu rõ nguyên tắc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước ở Trung ương cho chính quyền địa phương; phân định rõ giữa thẩm quyền của UBND và chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp xã.
Nguyên tắc được nhấn mạnh trong luật sửa đổi là bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương.
Đáng chú ý, Luật sửa đổi quy định trong trường hợp cần thiết, UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, UBND, chủ tịch UBND cấp xã, không để việc giải quyết công việc, thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp bị đình trệ, ùn tắc, kém hiệu quả.
-
Từ 16/6, mức trợ cấp cho người không chuyên trách cấp xã nghỉ việc thế nào?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025. Vậy mức trợ cấp mới cho người không chuyên trách cấp xã nghỉ việc được quy định thế nào?
-
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7
Sáng nay 16/6, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
-
Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
Cùng với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội cũng sẽ bấm nút thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.








-
Tỉnh rộng thứ 3 cả nước sau sáp nhập có 102 đơn vị hành chính cấp xã, 6 xã không sắp xếp
Sau hợp nhất, tỉnh mới có diện tích tự nhiên là 18.096,40 km2, rộng thứ 3 cả nước với quy mô dân số là 3.346.853 người.
-
UBND cấp xã không được yêu cầu người dân điều chỉnh giấy tờ nhà đất chỉ vì sáp nhập hành chính
UBND cấp xã không được yêu cầu người dân điều chỉnh hồ sơ đất đai chỉ vì sáp nhập hành chính. Toàn bộ giấy tờ đất đai còn hiệu lực vẫn tiếp tục sử dụng.
-
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7
Sáng nay 16/6, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.