Điều kiện, thủ tục khi sáp nhập, điều chỉnh đơn vị hành chính thế nào? Hình minh họa
Điều kiện sáp nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
Theo Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
Theo quy định tại Điều 10 về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
1. Xây dựng đề án sáp nhập tỉnh
- Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
3. Lấy ý kiến về việc sáp nhập tỉnh, thành
Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Hoàn thiện đề án
Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Thẩm định đề án sáp nhập
Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Thực hiện sáp nhập tỉnh, thành
Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có hiệu lực từ ngày 01/03/2025.
-
Cảnh báo: Thông tin sai sự thật về sáp nhập 63 tỉnh thành còn 31 tỉnh thành
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về danh sách sáp nhập các tỉnh, thành thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Những quốc gia nào từng bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh?
Cải cách hành chính là một xu hướng phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và tiết kiệm ngân sách. Trong đó, việc bỏ cấp huyện hoặc sáp nhập các tỉnh là những biện pháp quan trọng được áp dụng ở nhiều nơi. Dưới đây là một số quốc gia đã thực hiện những thay đổi đáng chú ý này.
-
Nóng trong tuần: Nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành
Bình Dương chốt thời điểm thông xe tuyến đường quan trọng nối Bình Phước, Tây Ninh, Long An; Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh thành; Thủ tướng yêu cầu làm tàu điện ngầm nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành; Gần 3,5 triệu tỷ đồng tiền ngân hàng đang nằm trong bất động sản, Thống đốc NHNN đề xuất gỡ khó các dự án... là những thông tin nóng trong tuần sau.
-
Sáp nhập tỉnh, thành: Chế độ chính sách cho cán bộ công chức thế nào?
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh thành, khi đó chế độ chính sách cho cán bộ công chức sẽ ra sao?







-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...