Chiều 25/2, Công an tỉnh Hà Nam cho biết, hiện nay chủ trương về sáp nhập, tinh gọn bộ máy, nhất là về sáp nhập các tỉnh, thành đang trở thành chủ đề được quan tâm rất lớn của nhiều người dân trong xã hội. Trên các nền tảng mạng xã hội đang lan truyền rất nhiều thông tin, bài viết có liên quan đến việc sáp nhập các tỉnh thành.
Thông tin sáp nhập tỉnh đăng tải trên các trang MXH là sai sự thật.
Trong nội dung Kết luận 126-KL/TW, ngày 14/02/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 chỉ rõ: Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Như vậy, đến thời điểm này, chưa có quyết định chính thức về việc sáp nhập cụ thể các tỉnh nào. Các thông tin lan truyền về danh sách sáp nhập các tỉnh thành là thông tin giả, sai sự thật.
Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo người dân trước khi có thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng, cần thận trọng và kiểm chứng trước khi chia sẻ các thông tin liên quan đến việc sáp nhập tỉnh hoặc thay đổi đơn vị hành chính.
Việc lan truyền thông tin chưa được xác thực có thể gây hoang mang và ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh Thái Bình cũng ra cảnh báo về tin giả, tin sai sự thật liên quan đến việc sáp nhập các tỉnh, thành trên cả nước.
Theo nội dung Kết luận số 126-KL/TW, ngày 14/02/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 chỉ rõ:
- Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện);
- Xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã;
- Định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đã cảnh báo thông tin việc sáp nhập 63 tỉnh thành 31 tỉnh đang lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật.
Theo cơ quan này, hiện nay, chủ trương về sáp nhập, tinh gọn bộ máy, đặc biệt là việc sáp nhập các tỉnh, thành phố, đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận.
Mạng xã hội, xuất hiện nhiều bài viết và thông tin liên quan đến vấn đề này được lan truyền rộng rãi. Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều tài khoản cá nhân, trang Fanpage và hội nhóm Facebook cho phép đăng tải, chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, trong đó có nội dung như: “CHÍNH THỨC – SÁNG NAY QUỐC HỘI ĐÃ ĐI ĐẾN THỐNG NHẤT SAU THỜI GIAN THAM KHẢO – VỀ SÁP NHẬP CÁC TỈNH THÀNH: CỤ THỂ CHI TIẾT NHƯ SAU! TỪ 63 TỈNH THÀNH CÒN 31 TỈNH THÀNH”.
Thậm chí, một số tài khoản còn chia sẻ thông tin rằng tỉnh Lâm Đồng sẽ sáp nhập với Bình Thuận để hình thành tỉnh mới có tên “Đồng Thuận”, gây hoang mang trong dư luận.
Công an tỉnh Lâm Đồng khuyến cáo, trước khi có thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng, người dân cần thận trọng và kiểm chứng trước khi chia sẻ các thông tin liên quan đến việc sáp nhập tỉnh hoặc thay đổi đơn vị hành chính. Việc lan truyền thông tin chưa được xác thực có thể gây hoang mang và ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng.
-
Từ 63 tỉnh XUỐNG bao nhiêu? 3 Kịch bản sáp nhập tỉnh Việt Nam đến năm 2030
Hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, con số này là kết quả của quá trình chia tách và sáp nhập qua nhiều giai đoạn kể từ năm 1975. Tuy nhiên, với mục tiêu tinh gọn bộ máy hành chính và tối ưu hóa nguồn lực, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh không đáp ứng tiêu chí về diện tích và dân số. Vậy đến năm 2030, từ 63 tỉnh, Việt Nam sẽ còn lại bao nhiêu? Hãy cùng phân tích các kịch bản dựa trên tiêu chí hiện hành và xu hướng phát triển.
-
Những quốc gia nào từng bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh?
Cải cách hành chính là một xu hướng phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và tiết kiệm ngân sách. Trong đó, việc bỏ cấp huyện hoặc sáp nhập các tỉnh là những biện pháp quan trọng được áp dụng ở nhiều nơi. Dưới đây là một số quốc gia đã thực hiện những thay đổi đáng chú ý này.
-
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh thành
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư ký ban hành kết luận về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, theo Tuổi trẻ.








-
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã năm 2025
Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025.
-
Dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và hơn 129.000 biên chế
Ngày 09/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên cả nước.
-
Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sắp xếp ĐVHC 2 cấp, bố trí đủ kinh phí chi trả cho người nghỉ việc
Tại Phiên họp về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ngày 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí đủ kinh phí, hướng dẫn tạm ứng kinh phí để chi trả ...