Tại Sóc Trăng, diện tích tối thiểu tách thửa đất được quy định tại Quyết định 36/2020/QĐ-UBND do UBND tỉnh ban hành ngày 18/12/2020 và hiện nay vẫn còn hiệu lực thi hành.
Quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa đất tại tỉnh Sóc Trăng áp dụng cho các địa phương trong tỉnh bao gồm Thành phố Sóc Trăng, Thị xã Vĩnh Châu, Thị xã Ngã Năm, các huyện: Mỹ Xuyên, Trần Đề, Long Phú, Kế Sách, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Thạnh Trị.
Diện tích tối thiểu tách thửa đất đang áp dụng tại Sóc Trăng là bao nhiêu? Ảnh minh họa
Điều kiện chung để được tách thửa đất tại tỉnh Sóc Trăng
- Đáp ứng về diện tích tối thiểu theo quy định tại Quyết định 36/2020/QĐ-UBND.
- Mục đích của việc tách thửa là để chuyển nhượng, tặng cho nên mảnh đất đó trước hết phải đáp ứng điều kiện chuyển nhượng, mua bán, tặng cho theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, theo đó:
+ Đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Đất không có tranh chấp, không bị khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo theo quy định pháp luật;
+ Trong thời hạn sử dụng đất;
+ Quyền sử dụng thửa đất không bị kê biên đảm bảo thi hành án (có thể kê biên để thi hành bản án của Tòa, kê biên để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời).
Như vậy, thửa đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng muốn được tách thửa phải đảm bảo những điều kiện chung nêu trên.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Sóc Trăng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao đất ở, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, công nhận diện tích đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa và xử lý một số trường hợp trong công tác cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng quy định diện tích tối thiểu để được tách thửa đất với với đất nông nghiệp tại tình Sóc Trăng cụ thể như sau:
- Đất ở: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 40m2 (đã trừ diện tích trong hành lang bảo vệ công trình công cộng).
- Đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 60m2 (đã trừ diện tích trong hành lang bảo vệ công trình công cộng).
- Đất trồng lúa: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 1.000m2.
- Đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nông nghiệp khác: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất là 500m2.
Diện tích tách thửa đất đối với một số trường hợp cụ thể tại Sóc Trăng
Quyết định số 36/2020/QĐ-UBND còn bổ sung quy định cụ thể về tách thửa đối với một số quy định cụ thể (trước đây chưa được quy định gây khó khăn trong công tác áp dụng), cụ thể:
- Đối với đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp kết hợp với đất nông nghiệp có nguồn gốc từ công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (mục đích sử dụng đất chính đảm bảo diện tích 40m2 hoặc 60m2 tùy vào loại đất chính), loại đất nông nghiệp kết hợp (mục đích sử dụng đất phụ) không áp dụng hạn mức tách thửa đất.
- Đối với đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp kết hợp với đất nông nghiệp có nguồn gốc từ chuyển mục đích sử dụng đất thì diện tích tối thiểu tách thửa đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (mục đích sử dụng đất chính) là 80m2 (đã trừ diện tích trong hành lang bảo vệ công trình công cộng), loại đất nông nghiệp kết hợp (mục đích sử dụng đất phụ) không áp dụng hạn mức tách thửa đất.
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất mà diện tích xin chuyển mục đích và diện tích còn lại đảm bảo hạn mức tách thửa đất theo quy định trên thì thực hiện tách thửa đất và cấp Giấy chứng nhận mới cho từng thửa đất mới sau khi tách thửa.
Trường hợp diện tích đất không đảm bảo hạn mức tách thửa đất thì ghi nhận vị trí đất được chuyển mục đích sử dụng lên sơ đồ thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
Các trường hợp không áp dụng hạn mức tối thiểu khi tách thửa tại tỉnh Sóc Trăng
- Trường hợp tách đất để thực hiện theo quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; hoặc tách thửa đất do thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tách đất trong trường hợp cá nhân, Tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhà nước yêu cầu chia tách đất để đảm bảo thi hành đúng bản án đã được Tòa án quyết định
- Nhận thừa kế quyền sử dụng đất phù hợp với quy định pháp luật về thừa kế; phân chia tài sản là quyền sử dụng đất chung của vợ chồng sau khi đã ly hôn mà tài sản của vợ, chồng chưa phân chia.
- Trường hợp thửa đất được hình thành do việc xây dựng đường giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khác được phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện và đất nông nghiệp trong hành lang bảo vệ công trình công cộng.
Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa, hợp thửa đất tại Sóc Trăng
Hồ sơ cần chuẩn bị 1 bộ gồm:
* Hồ sơ khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất
+ Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
* Hồ sơ khi thực hiện thủ tục tách thửa đất từ Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất để cấp riêng một Giấy chứng nhận
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
Đối với trường hợp thửa đất được tách ra từ Giấy chứng nhận đã cấp chung cho nhiều thửa đất để cấp riêng một Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại điểm 5 của mục I, các mục II và IV của Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
* Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất nộp thêm: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ CCCD mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận.
Trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai) thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác để chứng minh nhân thân.
Trình tự thực hiện
* Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
* Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
* Bước 3: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.
- Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất.
+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất.
- Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất.
- Cách thức thực hiện: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện.
Thời hạn giải quyết: (sửa đổi, bổ sung)
+ Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
+ Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
+ Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
+ Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Đối với những địa phương mà UBND cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về thời gian thì thời gian giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do UBND cấp tỉnh quy định.
Lệ phí (nếu có):
* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:
a) Cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Khu vực thị trấn, các phường: 20.000 đồng/giấy.
+ Khu vực khác: 10.000 đồng/giấy.
b) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Khu vực thị trấn, các phường: 50.000 đồng/giấy.
+ Khu vực khác: 25.000 đồng/giấy.
Bài viết cùng chủ đề:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở Bình Dương là bao nhiêu?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất tại Long An đang áp dụng hiện nay?
-
Quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất tại Tây Ninh mới nhất hiện nay
Hiện, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, diện tích tối thiểu được phép tách thửa được thực hiện theo Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tây Ninh ban hành ngày 26/4/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 8/5/2023. Vậy, quy định về diện tích tối thửa tách thửa đất đang áp dụng cụ thể thế nào?
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Ninh Thuận từ 2024
Từ ngày 31/10/2024, quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ áp dụng theo Quyết định 84/2024/QĐ-UBND....
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Điện Biên mới nhất
UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định 36/2024/QĐ-UBND Hướng dẫn về hạn mức giao đất; diện tích giao đất, cho thuê đất; hạn mức công nhận đất ở; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện, diện tích tối thiểu tách thửa đất, hợp thử...
-
Quy định mới về tách thửa đất tại Tây Ninh từ 25/10/2024
Từ ngày 25/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ được thực hiện theo Quyết định 49/2024/QĐ-UBND....