1. Quy định cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng
Theo Nghị định 111/2024/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2024), cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng được quy định như sau:
Thứ nhất, thông tin về dự án đầu tư xây dựng được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm:
- Thông tin chung: Tên dự án, nhóm dự án; địa điểm xây dựng; người quyết định đầu tư; chủ đầu tư; mục tiêu, quy mô đầu tư.
- Thông tin chi tiết: Các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (nếu có), các hồ sơ, văn bản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và một số hoặc các thông tin tại các hồ sơ, văn bản này, bao gồm: Văn bản về chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác được sử dụng làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng; kết quả thực hiện thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường; thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; thông tin về các tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án; hồ sơ, văn bản có liên quan khác (nếu có).
Thứ hai, thông tin về công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm:
- Thông tin chung: Tên công trình, loại công trình, cấp công trình; địa điểm xây dựng; chủ đầu tư; quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu; mã số thông tin dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tin chi tiết: Các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (nếu có), các hồ sơ, văn bản liên quan đến công trình xây dựng và một số hoặc các thông tin tại các hồ sơ, văn bản này, bao gồm: Kết quả thực hiện thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường; thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; giấy phép xây dựng; thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình; thông báo khởi công công trình xây dựng; quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng; thông tin về các tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình; hồ sơ, văn bản có liên quan khác (nếu có).
Thứ ba, thông tin về công trình xây dựng không yêu cầu lập dự án đầu tư xây dựng, chỉ yêu cầu cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm:
- Thông tin chung: Tên công trình xây dựng; loại, cấp công trình; địa điểm xây dựng; chủ đầu tư (chủ hộ gia đình đối với nhà ở riêng lẻ); quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu.
- Thông tin chi tiết: Giấy phép xây dựng, thông báo khởi công công trình xây dựng và một số hoặc các thông tin tại các văn bản này; thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, lập, thẩm tra thiết kế (nếu có) và hồ sơ, văn bản có liên quan khác (nếu có).
Thứ tư, thông tin chung và một số thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng là dữ liệu mở được công bố trên cổng dữ liệu quốc gia, cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Thứ năm, dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư xây dựng, công trình xây dựng gồm mã số thông tin quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 và các thông tin chung nêu tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 111/2024/NĐ-CP.
Chính sách bất động sản, xây dựng nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024 (Ảnh minh họa)
2. TP. Hải Phòng quy định về bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
Từ ngày 02/11/2024, Quyết định 28/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Hải Phòng bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 104 Luật Đất đai 2024 được quy định như sau:
Thứ nhất, trường hợp di chuyển tài sản trong phạm vi diện tích đất còn lại của thửa đất thu hồi, bồi thường 5 triệu đồng/người sử dụng đất.
Thứ hai, trường hợp di chuyển chỗ ở trong phạm vi TP. Hải Phòng, bồi thường 10 triệu đồng/người sử dụng đất; đối với trường hợp di chuyển sang tính khác hoặc thành phố khác (có xác nhận của UBND cấp xã nơi chuyển đến), bồi thường 20 triệu đồng/người sử dụng đất.
Thứ ba, tổ chức, cá nhân khi được Nhà nước giao đất cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh, đối với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể di chuyển được thì được hỗ trợ chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt lại và thiệt hai khi tháo dỡ, vẫn chuyển, lắp đặt: đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập biên bản điều tra hiện trạng, có xác nhận của UBND cấp xã nơi thu hồi đất để thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập dự toán tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt lại bao gồm cả phần thiệt hại (nếu có) trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt lại gồm cả phần thiệt hại (nếu có) không được lớn hơn giá trị tài sản được theo dõi trên sổ sách kế toán.
3. Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi tại TP. Hồ Chí Minh
Quyết định 98/2024/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11/2024.
Theo đó, việc hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước được quy định như sau:
Thứ nhất, tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm dịch vụ việc làm công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Thứ hai, vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố và nguồn vốn Hỗ trợ giảm nghèo (trường hợp là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo). Mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/lao động đối với Quỹ quốc gia về việc làm, 100 triệu đồng/hộ đối với nguồn vốn Hỗ trợ giảm nghèo và 10 triệu đồng/lao động, không quá 30 triệu đồng/hộ theo Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 02/8/ 2017 của UBND TP. Hồ Chí Minh về tổ chức lại “Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.
Đối với trường hợp hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định như sau:
Thứ nhất, người có đất thu hồi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 74/2019/NĐ-CP).
Thứ hai, mức chi hỗ trợ được thực hiện như sau:
- Đào tạo nghề: Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế, tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học. riêng trường hợp người có đất thu hồi là người khuyết tật mức hỗ trợ tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học và người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo mức hỗ trợ tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
- Đào tạo ngoại ngữ: theo chi phí thực tế, mức hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng/người/khóa học.
- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, mức hỗ trợ tối đa 530.000 đồng/người/khóa học.
- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: Mức hỗ trợ 40.000 đồng/người/ngày thực học.
- Chi phí đi lại: mức hỗ trợ 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên.
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm: Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư 244/2016/TT-BTC: mức tối đa 200.000 đồng/người; lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động; chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
Thứ ba, hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:
- Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
- Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Điều kiện tách thửa đất ở tại Đồng Nai
Từ ngày 05/11/2024, Quyết định 63/2024/QĐ-UBND quy định cụ thể điều kiện, diện tích tối thiểu tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 và các điều kiện cụ thể sau đây:
Thứ nhất, điều kiện về cạnh thửa:
- Thửa đất sau khi tách thửa tiếp giáp đường giao thông công cộng hiện có, có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 19 m thì phải đảm báo có chiều rộng và chiều dài lớn hơn hoặc bằng 5 m.
- Thửa đất sau khi tách thửa tiếp giáp đường giao thông công cộng hiện có, có lộ giới nhỏ hơn 19 m hoặc chưa có quy định lộ giới giao thông thì phải đảm bảo có chiều rộng và chiều dài lớn hơn hoặc bằng 4 m.
- Thửa đất sau khi tách thửa tiếp giáp 2 đường giao thông công cộng hiện có thì áp dụng quy định về cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có, có quy định lộ giới lớn hơn.
Thứ hai, điều kiện về diện tích:
- Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa đối với đất tại đô thị (kể cả xã Long Hưng thuộc TP. Biên Hòa) là 60 m2.
- Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa đối với đất ở tại nông thôn là 80 m2.
- Diện tích tối thiểu quy định nêu trên không bao gồm diện tích nằm trong hành lang bảo vệ các công trình.
Thứ ba, điều kiện về lối đi, cấp nước, thoát nước và các nhu cầu cần thiết khác:
- Người sử dụng thửa đất sau khi tách thửa có nhu cầu về lối đi, cấp nước, thoát nước và các nhu cầu cần thiết khác thì thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Đất đai 2024 và pháp luật về dân sự.
- Thửa đất sau khi tách thửa tiếp giáp với lối đi (không phải là đường giao thông công cộng) đã được xác lập quyền hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định thì không được tiếp tục thực hiện tách thửa đất.
-
11 chính sách mới về bất động sản tại Bình Dương có hiệu lực từ 01/11/2024
Từ ngày 01/11/2024, hàng loạt chính sách mới về bất động sản do UBND tỉnh Bình Dương ban hành bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó, nổi bật là các quy định sau đây:
-
Công ty bất động sản nợ lương: Nhân viên nghỉ ngang có bị mất quyền lợi?
Tôi làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn với một công ty bất động sản. Trong mấy năm qua, công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính (không bán được hàng, khách hàng thì đòi thanh lý hợp đồng…) nên dẫn đến tình trạng nợ lương c...
-
Chính sách bất động sản nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024
Nhiều chính sách về bất động sản bắt đầu có hiệu lực thi hành từ tháng 12/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định nổi bật sau đây:
-
Tin vui: Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025
Từ ngày 1/4/2025, các doanh nghiệp bất động sản được thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp (đất thương mại dịch vụ) không phải đất ở, đất khác trong cùng thửa để làm dự án nhà ở thương mại. Chính sách này được thí điểm tr...