Trụ sở UBND huyện Từ Liêm
Hợp đồng công chứng trái pháp luật đầy nghi vấn
Hai
cụ Trần Duy Cát và Khuất Thị Tính có hơn 780 m2 đất tại xã Xuân Phương,
huyện Từ Liêm, Hà Nội. Diện tích đất này của vợ chồng cụ Cát do con
trai là Trần Duy Thắng quản lý từ khi cụ vào TP.Hồ Chí Minh sống với con
trai là Trần Duy Vinh.
Tháng
7/2010, vợ chồng cụ Trần Duy Cát ủy quyền cho con trai là Trần Duy Vinh
định đoạt tài sản là diện tích đất trên. Trong thời gian này, ông Trần
Duy Vinh đã ký thay vợ chồng cụ Cát trong các đơn đề nghị chuyển nhượng
và tặng cho quyền sử dụng đất.
Trong
đó, người được cho đất là ông Trần Duy Thắng với diện tích hơn 340 m2;
diện tích đề nghị chuyển nhượng cho ông Lê Văn Tuấn là hơn 420m2. Theo
phản ánh của một trong các con cụ Cát thì thực chất, ông Thắng và ông
Vinh đã chia nhau diện tích đất của hai cụ và ông Vinh đã bán diện tích
đất “được chia” cho ông Tuấn.
Tuy
nhiên, đến tháng 5/2011, thủ tục chuyển nhượng và cho tặng quyền sử
dụng đất mới được thực hiện. Lúc này, cụ Cát đã lâm trọng bệnh và đang
phải điều trị tại bệnh viện 175 TP.Hồ Chí Minh.
Dù sức khỏe của cụ Cát rất yếu nhưng việc ký kết hợp đồng vẫn được diễn ra… trên giường bệnh và được Công chứng viên Đoàn Thị Lý của Văn phòng công chứng (VPCC) A9 thực hiện việc công chứng. Có được các hợp đồng trên, ông Tuấn và ông Thắng đã nộp cho UBND huyện Từ Liêm để đăng ký quyền sử dụng đất và xin cấp sổ đỏ.
Khi phát hiện ra việc công chứng không bình thường này, các con của cụ Cát đã làm đơn tố cáo đến Sở Tư pháp TP. Hà Nội và Công an quận Hoàn Kiếm (nơi ông Trần Duy Vinh đăng ký hộ khẩu thường trú). Theo xác minh của CQĐT Công an quận Hoàn Kiếm, ngày 4/4/2011, không phải là công chứng viên mà chỉ có anh Trần Viết Thắng là nhân viên hợp đồng của VPCC A9 vào viện 175 TP.Hồ Chí Minh để lấy chữ ký của cụ Cát. Lúc này, cụ Cát đang được điều trị ở chế độ chăm sóc cấp 1 (bệnh nhân ở tình trạng suy kiệt, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn và nằm bất động, phải có sự chăm sóc toàn diện của điều dưỡng viên). Tuy nhiên, trong hợp đồng vẫn thể hiện cụ Cát “có đủ năng lực hành vi dân sự” (là người minh mẫn, làm chủ hành vi của mình).
Với tình trạng bệnh tật như vậy và mặc dù không có mặt để chứng kiến nhưng công chứng viên Đoàn Thị Lý vẫn công chứng rằng các bên hoàn toàn tự nguyện và ký trước mặt công chứng viên. Thậm chí, địa chỉ công chứng còn được thể hiện là tại trụ sở VPCC A9, đường Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội.
Ngoài ra, một loạt vi phạm khác của công chứng viên cũng được CQĐT và Thanh tra Sở Tư pháp TP. Hà Nội làm rõ. Theo kết luận của Thanh tra Sở Tư pháp, công chứng viên đã vi phạm quy định về thời hạn công chứng, công chứng trước khi đương sự yêu cầu, vi phạm quy định về ghi địa chỉ công chứng và đặc biệt là việc công chứng viên không có mặt khi người ký kết hợp đồng ký vào bản hợp đồng. Luật Công chứng bắt buộc người ký hợp đồng phải ký trước mặt công chứng viên. Với lỗi này, hai bản hợp đồng mà cụ Cát ký tặng cho đất và chuyển nhượng đất là vô hiệu do trái pháp luật. Vì các lỗi trên nên công chứng viên Đoàn Thị Lý đã bị xử phạt hành chính 8 triệu đồng.
Chủ tịch phớt lờ chỉ đạo của cấp trên và "đánh đố" người dân
Với hợp đồng trái pháp luật trên và đang có tố cáo của công dân thì không thể chuyển quyền sử dụng đất. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có công văn 586/STNMT-TTr (ngày 12/7/2011) gửi UBND huyện và Văn phòng đăng ký nhà đất huyện Từ Liêm, yêu cầu kiểm tra, xác minh sự việc. Nếu đúng như kết luận của CQĐT và Thanh tra Sở Tư pháp thì phải thực hiện việc thu hồi sổ đỏ đã cấp theo quy định tại Điều 25, Nghị định 88/2009/NĐ-CP.
Mặc dù các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thụ lý giải quyết đơn tố cáo của các con cụ Cát và có kết luận việc ký kết, công chứng hợp đồng là trái pháp luật, yêu cầu UBND huyện Từ Liêm xem xét lại thủ tục cấp sổ đỏ cho ông Lê Văn Tuấn và Trần Duy Thắng. Tuy nhiên, UBND huyện Từ Liêm đã phớt lờ những sai phạm đã được làm sáng tỏ và phớt lờ cả chỉ đạo về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn cấp và giao sổ đỏ cho ông Tuấn, ông Thắng.
Trong Thông báo 544/TB-UBND ngày 30/9/2011, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm khẳng định, các bản hợp đồng chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất trên do VPCC A9 công chứng là “đầy đủ và hợp lệ”. Vì thế, UBND huyện Từ Liêm đã cấp sổ đỏ và không có cơ sở để thu hồi lại các sổ đỏ đã cấp.
Để làm cho có lệ, UBND huyện chỉ đạo Văn Phòng đăng ký nhà đất tạm thời giữ lại 2 sổ đỏ đã cấp cho ông Thắng và ông Tuấn, đồng thời ra “tối hậu thư” cho ông Trần Duy Toàn, người khiếu nại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của UBND huyện phải có quyết định của tòa án tuyên bố hai hợp đồng trái pháp luật trên là vô hiệu, nếu không sẽ vẫn trả sổ đỏ cho ông Thắng và ông Tuấn.
Nhưng
trong thời hạn 30 ngày thì tòa án không thể giải quyết được một vụ
kiện, thậm chí là chưa thể thụ lý đơn kiện cũng chưa xong trong bối cảnh
việc thụ lý tranh chấp đất đai vừa nhiêu khê vừa, phức tạp và tốn nhiều
thời gian. Điều kiện mà UBND huyện Từ Liêm đưa ra không khác gì… đánh
đố dân.
Những
sai phạm trong vụ việc này đã quá rõ ràng. Việc UBND huyện Từ Liêm cố
tình cấp sổ đỏ bằng một bộ hồ sơ trái pháp luật đặt ra nhiều nghi vấn
tiêu cực trong dư luận quần chúng nhân dân. Những lý do gì khiến UBND
huyện Từ Liêm bỏ qua những sai phạm này? Theo phản ánh của ông Trần Duy
Toàn thì gốc rễ của vụ việc liên quan đến Văn phòng đăng ký nhà đất
huyện Từ Liêm.
Chúng tôi tiếp tục phản ánh đến bạn đọc những uẩn khúc của vụ việc này.
Trường
hợp giấy chứng nhận đã cấp mà có văn bản của cơ quan điều tra, cơ quan
thanh tra kết luận là giấy chứng nhận đã cấp trái với quy định của pháp
luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận có trách
nhiệm xét xét, nếu kết luận đó là đúng thì ra quyết định thu hồi giấy
chứng nhận đã cấp. Điều 25, Nghị định 88/2009/NĐ-CP