Bộ Công Thương đã quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu từ ngày 20/3/2020. Cụ thể các mặt hàng thép trên có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Tiếp tục “siết chặt” hoạt động nhập khẩu với sản phẩm phôi thép và thép dài
Được biết, các nhà sản xuất trong nước là CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương, CTCP Thép Miền Nam, CTCP Thép Thủ Đức và CTCP Thép Biên Hòa đã có hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài.
Các mức thuế được áp dụng gia hạn đến hết ngày 21/3/2023, với mức thuế sẽ giảm dần theo từng năm. Cụ thể, trong năm đầu tiên mức thuế áp dụng với phôi thép là 15,3% và thép dài là 9,4%; năm thứ hai mức thuế giảm tương ứng là 13,3% và 7,9%; năm thứ 3 là 11,3% và 6,4%.
Trong trường hợp không tiếp tục gia hạn, biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu có hiệu lực đến hết ngày 22/3/2023, và mức thuế sẽ về 0%.
Thời gian | Phôi thép | Thép dài |
Từ 22/3/2020 đến 21/3/2021 | 15,3% | 9,4% |
Từ 22/3/2021 đến 21/3/2022 | 13,3% | 7,9% |
Từ 22/3/2022 đến 21/3/2023 | 11,3% | 6,4% |
Từ ngày 22/3/2023 trở đi | 0% (nếu không gia hạn) | 0% (nếu không gia hạn) |
Áp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu trong 3 năm
Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Tới ngày 22/8/2019, Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với 2 sản phẩm trên.
Ngày 16/3/2020, cơ quan điều tra đã hoàn thành kết luận rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu.
Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ.
Đơn vị này cho biết, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ là trước 17 giờ ngày 13/8/2022.
-
Thép hình chữ H nhập từ Trung Quốc nguy cơ bị áp thuế bán phá giá
Bộ Công Thương sẽ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc đến ngày 5/9/2022.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Diễn biến mới vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Cơ quan điều tra đã ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu, để thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho vụ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc t...
-
Là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc có thể đạt mức cao kỷ lục năm 2025
Lượng nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất thép của Trung Quốc có thể tăng từ 10 - 40 triệu tấn, đạt mức tối đa 1,27 tỷ tấn trong năm 2025, cao hơn con số kỷ lục dự kiến vào năm 2024.