Tại hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Lâm nghiệp mới đây, ông Triệu Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, diện tích rừng trồng đạt khoảng 250.000 ha, đạt 102% kế hoạch năm 2023. Khai thác khoáng sản đạt khoảng 22,37 triệu m3…
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sụt giảm nhưng ngành lâm nghiệp vẫn đạt mức xuất siêu ước đạt 12,199 tỷ USD.
Năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị cho biết, năm 2023, kế hoạch xuất khẩu lâm sản đặt mục tiêu 17,5 tỷ USD nhưng đến cuối tháng 12 mới đạt gần 14,5 tỷ USD.
“Có thể khẳng định rằng 20 năm qua, chỉ tiêu này của ngành lâm nghiệp liên tục lập đỉnh nhưng năm nay lại đi xuống. Đây là tín hiệu cho thấy ngành phải nhanh chóng tái cơ cấu sản phẩm này từ nguyên liệu, sản phẩm, thị trường”, ông Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.
2023 là một năm khó khăn với ngành gỗ khi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU giảm mạnh dẫn đến các đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phải đóng cửa.
Bước sang năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu quay về đỉnh cũ năm 2022, tức 17,5 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2023.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho rằng những chỉ tiêu này khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang kéo dài và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn.
Theo đó, ông Trị cho rằng các đơn vị ngành lâm nghiệp cần ngồi lại và rà soát lại, để những mục tiêu trở thành con số hiện thực vào cuối năm 2024.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) nhận định thị trường hiện đã có một số dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số rủi ro cho ngành.
"Năm 2024, ngành gỗ vẫn nằm trong thế có nhiều bất ổn. Về tổng thể, ngành gỗ có tăng trưởng nhưng chậm và không nhiều, khoảng 10-12% so với những quý cuối năm 2023. Giải pháp trọng tâm nhất trong năm sau đó là tạo ra hình ảnh ngành gỗ Việt Nam là phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản đó là sử dụng gỗ có chứng chỉ và sản phẩm giảm phát thải", Chủ tịch Viforest nhận định.
-
Xuất khẩu gỗ Việt Nam phục hồi, liên tiếp tháng thứ 4 đạt trên 1 tỷ USD
Trong tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9 và đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, xuất khẩu gỗ Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD.
-
Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu 18 tỷ USD trong nhiều thách thức
Trước tình hình Trung Quốc mở cửa lại, nhiều chuyên gia nhận định ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% trong năm 2023, tương đương kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD. Tuy nhiên phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng khó khăn sẽ còn “đeo bám” ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ đến giữa năm 2023.
-
Việt Nam vừa đạt thêm 1 kỷ lục mới trong ngành xuất khẩu tỷ đô: Thu về hơn 16 tỷ USD, đứng top 5 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD.
-
Thu 14,6 tỷ USD sau 11 tháng, không phải Trung Quốc, đây mới là thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất của Việt Nam
Trong 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,6 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm phần lớn với hơn 10 tỷ USD, tăng 22%....
-
Doanh nghiệp tất bật “vào mùa” cuối năm, ngành chế biến gỗ có thể thu về hơn 17 tỷ USD
Năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái, vượt hơn 13% kế hoạch năm. Đáng chú ý, ngành chế biến gỗ, lâm sản đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay....