Sẽ có 5 xu hướng cho ngành du lịch sau đại dịch.
Thứ nhất, du lịch nội địa dần thay thế du lịch quốc tế. Với những hạn chế và quy định về việc di chuyển, các công ty lữ hành phải tập trung vào khách hàng nội địa hơn là khách hàng quốc tế.
Ông Dũng cho rằng các tuyên bố giá trị mới có thể đưa ra và các khách sạn có thể phải điều chỉnh lại, cải tạo cơ sở vật chất để thu hút nhiều khách hàng hơn tại thị trường trong nước.
Thứ hai, điểm đến an toàn trở thành một tiêu chí lựa chọn chính. Các du khách trong tương lai được dự đoán sẽ ưu tiên đến các nhu cầu về vệ sinh, an toàn và an ninh.
Theo thống kê của Google Trends, “khử trùng” đã trở thành cụm từ tìm kiếm thịnh hành trên toàn cầu vào năm 2020, tăng hơn 5,000% - đặc biệt tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản và Hong Kong.
Thứ ba, áp dụng công nghệ lữ hành trong hành trình du lịch. Các kênh trực tuyến đã trở thành một nền tảng quan trọng trong việc du lịch.
Do du khách luôn cần phải được thông báo và cập nhật liên tục về các hướng dẫn, quy định mới nhất về việc di chuyển, khai báo y tế hoặc hướng dẫn cách ly... nên nhu cầu được kết nối để giảm thiểu sự lo lắng cũng như sự thiếu chắc chắn tăng cao.
Thứ tư, chú trọng vào trải nghiệm địa phương. Theo đó, khách du lịch đang đòi hỏi sự kết nối sâu sắc hơn với những địa điểm mà họ tới và với người dân địa phương mà họ gặp.
Thứ năm, thị trường sẽ tập trung hơn vào du lịch sinh thái. “Ngày càng có nhiều người mong muốn tiếp cận và tìm kiếm các lựa chọn du lịch bền vững ở cấp độ vi mô do chúng ta đã có nhận thức rõ ràng hơn về tác động của hệ thống toàn cầu hóa”, ông Dũng cho hay.
Từ những xu hướng đó, ông Dũng cho rằng trong bối cảnh “bình thường mới”, phát triển đô thị du lịch sẽ đi theo bốn chiến lược.
Thứ nhất là bảo tồn di sản vật thể và thiên nhiên. Thứ hai là kiến tạo các điểm đến địa phương mới. Thứ ba là linh hoạt trong chính sách về sử dụng đất. Thứ tư là nâng cao năng lực kết nối giao thông.
Theo lãnh đạo enCity, bất động sản du lịch là sản phẩm nhạy cảm hơn cả. Do đó, các thành phố coi trọng du lịch như là một ngành kinh tế mũi nhọn sẽ phải có chính sách để vừa đảm bảo nguồn cung đất đai khi phải cạnh tranh với các nhu cầu khác, vừa hỗ trợ tạo ra nhu cầu cho loại hình nhiều rủi ro này.
Singapore là một ví dụ điển hình về việc sử dụng công cụ quy hoạch sử dụng đất trong việc hỗ trợ ngành du lịch phát triển.
Kéo dài suốt từ cuối thập niên 60 tới đầu thập niên 80, đất nước này đối mặt với việc thiếu hụt khách sạn và các công trình hạ tầng du lịch do quỹ đất thích hợp về cả quy mô và vị trí để xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế rất hạn hẹp.
Tuy nhiên, Cơ quan quy hoạch Singapore - URA đã đưa ra một danh mục phân vùng riêng cho khách sạn (tạm gọi là đất khách sạn) trong bản Quy hoạch tổng thể (Master Plan) năm 1985.
URA bố trí quỹ đất của chính phủ đủ lớn cho việc xây dựng khách sạn, đặt tại những vị trí trọng điểm du lịch như dọc theo sông Singapore, phố mua sắm Orchard, đảo Sentosa, khu Trung tâm thể thao (Sport Hub) hay trong khu vực trung tâm thương mại của thành phố.
Các quỹ đất này được chính phủ bán cho tư nhân thông qua đấu thầu để xây dựng khách sạn, nhằm đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu thị trường du lịch mà không bị cạnh tranh bởi các nhu cầu bất động sản khác.
Mười năm sau khi giới thiệu sử dụng đất khách sạn, URA lại giới thiệu một loại hình sử dụng đất mới có tính linh hoạt cao cho bất động sản thương mại: Đất Trắng (White site), trong đó cho phép một loạt các chức năng sử dụng đất khác nhau cho nhà đầu tư lựa chọn.
27 Đất Trắng thường được áp dụng ở những vị trí cực kỳ đắc địa có giá trị cao, hoặc trong các khu chức năng đặc thù như khu công nghệ cao hay đảo du lịch Sentosa, nhằm giảm rủi ro và cho phép sự sáng tạo của thị trường.
Đất Trắng được áp dụng trong ngành du lịch nhằm phát triển một mô hình mới: điểm đến tích hợp (Integrated resorts).
Hai điểm đến tích hợp nổi tiếng nhất ở Singapore chính là tổ hợp khách sạn - casino - hội nghị và trung tâm thương mại Marina Bay Sands ở trung tâm thành phố và tổ hợp trung tâm vui chơi giải trí và casino Resorts World Sentosa trên đảo Sentosa.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phục hồi ra sao trong năm 2025?
Sau một khoảng thời gian trầm lắng tương đối dài, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2025 được dự báo có thêm nhiều tín hiệu tích cực, thúc đẩy tiến trình phục hồi. Trong đó là những dấu ấn nổi bật về tăng trưởng khách du lịch năm 2024 và những kỳ vọ...
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.