Đó là nhận định của các chuyên gia tại Ngày hội các nhà đầu tư 2012 do tạp chí Doanh Nhân phối hợp với Vinabull, Công ty Le Bros và kênh Info TV tổ chức vào ngày 16/2/2012.

Nông nghiệp và IT: xu hướng của năm 2012

Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên, nông nghiệp đang trở thành thế mạnh của Việt Nam do vốn dĩ chúng ta là một nước nông nghiệp với gần 80% nông dân, cùng với đó Chính phủ cũng đang thực hiện chính sách “tam nông” để ngày càng khuyến khích phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu đang khủng hoảng, đe doạ an ninh lương thực do sự dụng lương thực làm năng lượng sinh học, việc biến đổi khí hậu làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp, đó cũng là cơ sở để Việt Nam tin tưởng sẽ có bức đột phá về lĩnh vực này trong thời gian tới. Cũng theo ông Vũ, nông nghiệp không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường sống xanh, bền vững, giúp bảo tồn và phát huy văn hoá gắn với văn minh lúa. Vì thế, Việt Nam cần xây dựng về một quốc sách cũng như đẩy mạnh đầu tư hơn nữa về nông nghiệp trong thời gian tới, như vậy mới có thể biến Việt Nam thành quyền lực thực sự về nông nghiệp đối với thế giới.

Đề cập đến vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cho biết, mặc dù là lĩnh vực rất tiềm năng nhưng phát triển nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn mang tính dàn trải, chưa chú trọng đầu tư vào công nghiệp chế biến để tạo ra giá trị gia tăng cao. Sau khi các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán gặp khó khăn thì đây là nông nghiệp kênh đầu tư các doanh nghiệp nên để mắt tới khi đầu tư.

Cũng giống như nông nghiệp, ngành IT đang trở thành kênh đầu tư “hot”của năm 2012. Ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc KCN phần mềm Quang Trung cho biết, năm 2011 dù kinh tế gặp nhiều kho khăn nhưng lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn tăng trưởng khá cao so với ngành nghề khác. Tỉ lệ đầu tư vào lĩnh vực này cũng gặp thất bại ít hơn. ông Dũng cho rằng, năm 2012 ngành công nghệ thông tin sẽ có bước đột phá mạnh mẽ với sự phát triển rất nhanh của thiết bị di động và máy tính bảng, cũng như thiết bị truyền thông thông minh. “Thế giới ngày càng khủng hoảng, tái cấu trúc kinh tế bằng cách tiết kiệm, cắt giảm chi phí thì buộc phải sử dụng công nghệ thông tin và đó sẽ là cơ hội cho ngành IT phát triển”._ ông Dũng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, nguồn nhân lực vẫn là thách thức lớn nhất đối với ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay.

Bất động sản, chứng khoán: vẫn rất khó khăn?

Ông Nguyễn Tấn Thắng - kinh tế trưởng Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng, chứng khoán trong năm 2012 sẽ còn gặp khó khăn vì kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, cùng với đó là niềm tin trên thị xuống thấp do các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) không còn tin vào đồng Việt Nam, môi trường đầu tư, thị trường chứng khoán, cũng như niềm tin giữa các ngân hàng với nhau trên hệ thống liên ngân hàng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí thì nhận định, thị trường chứng khoán đã mất thêm 28% trong năm 2011, mức được xem là “giá rẻ” của cuối năm 2010.

Nguyên nhân cơ bản nhất của việc sụt giảm này vẫn là dòng tiền do người dân chủ yếu để dành tiền trong bất động sản, vàng và USD khiến nguồn cung tiền cho chứng khoán cạn kiệt.

Trong khi đó, thị trường bất động sản đã đóng băng từ 2008 và xuống giá mạnh từ 2010 vì không có người mua và do chính sách tín dụng thắt chặt của ngân hàng nhà nước đã đưa lãi suất bất động sản lên đến trên 20%.

Ông Chí cho biết, giá bất động sản đã xuống 20%-30% trong hai năm qua, nhất là ở phân khúc căn hộ cao cấp, và dự báo sẽ còn xuống thêm 15%-20% (nhất là giá đất nền) trong hai năm 2012-2013 trước khi có thể chạm “đáy” với giá cả thực tế hơn cho thị trường có thể phục hồi mạnh vào năm 2014.

Theo ông Chí, các khó khăn này không dễ tháo gỡ bằng các chính sách tạm thời, mà còn tùy thuộc nền kinh tế trong lâu dài. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, khủng hoảng bất động sản thường kéo dài 5 năm mới bắt đầu có lối ra.

Đánh giá về thị trường bất động sản, ông Lương Trí Thìn, Tổng giám đốc công ty địa ốc Đất Xanh cho biết, nguồn cung dự án bất động sản tồn đọng qua các năm hiện đang rất lớn (Tại TPHCM, khoảng 42.000 căn hộ tồn đọng và 18.000 căn hộ sắp đưa ra thị trường. Tại Hà Nội khoảng 26.000 căn hộ tồn 16.000 căn hộ sắp đưa ra thị trường), trong khi đầu ra vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành thì cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đang thừa mứa căn hộ giá từ 1 đến 3 tỷ đồng, còn những căn hộ dưới 1 tỷ đồng thì rất ít và gần như không có căn hộ giá 500 triệu đồng mà nhu cầu ở 2 phân khúc này lại rất cao. Chính vì vậy, phân khúc căn hộ 30 -50m2 sẽ có đất sống trong năm 2012.

Theo Tuấn Anh (Báo Công thương)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.