Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Philippines quyết định không gia hạn biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu từ sau ngày 22/10 sau một cuộc điều tra về vấn đề này.
Các nhà sản xuất xi măng của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan để giành đơn hàng xuất khẩu vào Philippines
Ủy ban Thuế quan Philippines kết luận trong thời kỳ rà soát, xi măng nhập khẩu từ các nước không gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất xi măng của nước này.
Cụ thể, mức thuế tự vệ 2,7 - 32% đối với xi măng nhập khẩu vào Philippines hết hạn vào 22/10/2022. Trong vòng 5 năm tới, các sản phẩm xi măng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị áp thuế tự vệ tại nước này.
Một quan chức thương mại cấp cao của Thái Lan cho biết, các nhà sản xuất xi măng Thái Lan có thể chuyển sang Philippines như một thị trường tiềm năng, bên cạnh các nước trong khu vực ASEAN. Theo đó, quyết định chấm dứt thuế đã thúc đẩy các nhà sản xuất xi măng có trụ sở tại Thái Lan coi Philippines là điểm đến xuất khẩu xi măng của mình.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Thái Lan đã sản xuất khoảng 20,56 triệu tấn xi măng, trong đó đã xuất khẩu 1,67 triệu tấn xi măng, chủ yếu sang Myanmar, Lào và Campuchia. Hàng xuất khẩu hiếm khi được gửi đến Philippines do thuế.
Được biết, Philippines là thị trường nhập khẩu xi măng, clinker lớn với khoảng 15-17 triệu tấn/năm, nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 7 triệu tấn/năm. Thời gian tới, Philippines dự kiến sẽ nhập khẩu nhiều xi măng hơn vào năm tới khi thị trường bất động sản và nền kinh tế của nước này tiếp tục tăng trưởng.
Hiện nay, khi thuế đánh vào xi măng nhập khẩu đã được dỡ bỏ, Philippines là thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu xi măng Thái Lan. Vì vậy, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà xuất khẩu xi măng Thái Lan nhằm đạt được sự quan tâm của các nhà nhập khẩu xi măng Philippines.
Mới đây, Tổng công ty Xi măng Việt Nam vừa đạt thỏa thuận xuất nhập khẩu xi măng, clinker sang thị trường Philippines với sản lượng 6 triệu tấn xi măng, clinker trong vòng 3 năm (từ năm 2023-2025). Việc ký thỏa thuận đã đóng góp những bước đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu, rộng hơn vào thị trường vật liệu xây dựng của Philippines.
-
Tiêu thụ vẫn là bài toán khó của doanh nghiệp xi măng
Mặc dù các doanh nghiệp xi măng liên tục đưa ra nhiều ưu đãi, chiết khấu lớn nhưng do thị trường bất động sản trì trệ, xuất khẩu suy yếu, tiêu thụ vẫn đang là bài toán khó chưa có lời giải.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.