Trong báo cáo ĐHĐCĐ thường niên 2022, Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu thuần đạt 3.290 tỷ đồng, tăng 32%; kế hoạch lỗ sau thuế 769,5 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2021.
Năm nay, Xi măng Công Thanh đặt mục tiêu sản xuất 4,73 triệu tấn sản phẩm, tăng 17% so với 2021, tiêu thụ 3,74 triệu tấn, tăng 20%. Trong đó, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa đạt 2,3 triệu tấn, tăng 91%, và xuất khẩu còn 1,42 triệu tấn, giảm 26% so với năm trước.
Xi măng Công Thanh đặt mục tiêu thua lỗ gần 770 tỷ đồng trong năm 2022
Công ty cho biết, sở dĩ đặt mục tiêu tăng mạnh lượng tiêu thụ nội địa và giảm xuất khẩu là do thị trường lớn nhất là Trung Quốc gặp nhiều khó khăn năm 2022, thị trường Philippines chịu thêm thuế tự vệ 5%, Bangladesh nâng thuế GTGT đối với xi măng nhập khẩu từ mức 15% lên 23%. Theo đó, điều này có thể tạo ra xu hướng áp thuế tại nhiều thị trường xuất khẩu khác của xi măng Việt Nam như Trung Quốc, Nam Phi.
Ngoài ra, xung đột giữa Nga-Ukraine đã đẩy giá nhiên liệu sản xuất xi măng như than, dầu tăng cao. Giá than từ 60-70 USD/tấn nay đã tăng lên 220 USD/tấn và dự báo từ nay đến cuối năm còn tăng tiếp.
Triển vọng tiêu thụ nội địa gia tăng nhờ dịch Covid-19 đã được khống chế nên Xi măng Công Thanh sẽ đẩy mạnh các giải pháp để thúc đẩy bán hàng, theo đà phục hồi kinh tế và tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công như Cao tốc Bắc-Nam, hay đường vành đai ở các thành phố lớn sẽ được xây dựng và các dự án bất động sản, xây dựng phục hồi.
Được biết trong năm 2021, Xi măng Công Thanh ghi nhận doanh thu thuần xấp xỉ 2.493 tỷ đồng, giảm 18% so với năm ngoái. Lỗ sau thuế kế hoạch đề ra hồi đầu năm là 685 tỷ đồng nhưng kết thúc năm, khoản lỗ đã tăng lên 881 tỷ đồng, tương ứng tăng 29%.
Tính đến 31/12/2021, Công ty CP Xi măng Công Thanh có quy mô tổng tài sản 12.769 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả của doanh nghiệp lên đến 16.767 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 2.727 tỷ đồng vượt tài sản ngắn hạn khoảng 1.820 tỷ đồng, nợ dài hạn 14.039 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp xi măng tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất
Trước áp lực chi phí sản xuất tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cắt giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.
-
Công suất sản xuất hơn 120 triệu tấn/năm, 80 nhà máy xi măng cần phải làm ngay điều này
80 doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định số 06/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone.
-
Doanh thu không bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp xi măng “ngậm ngùi” báo lỗ
Giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao đã đẩy các doanh nghiệp xi măng vào tình thế khó khăn, thua lỗ trong quý 3/2024, khiến áp lực tài chính càng thêm nặng nề.