Theo thông báo của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, xe máy sẽ được đi làn đường bên phải ngoài cùng, với tốc độ tối đa cho phép là 50 km/ giờ. Đồng thời, cấm dừng và đỗ xe trên đoạn đường này.
Còn làn đường giữa dành cho các loại ô tô con, xe khách, ô tô tải dưới 3,5 tấn, với tốc độ tối đa là 70 km/giờ.
Đối với làn đường sát dải phân cách tim đường cho phép tất cả các ô tô đi làn đường này với tốc độ tối đa là 70km/giờ.
Do tốc độ cho phép của ô tô khá cao nên Sở GTVT đã lắp dải phân cách để tách làn xe máy để đảm bảo an toàn, tránh việc người đi xe máy lấn sang làn ô tô.
Trước đây, đoạn đường dẫn 4 km vào đường cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây chỉ cho ô tô đi, còn xe máy muốn đi từ quận 1 ra khu vực phường Phước Long B, khu công nghệ cao (quận 9) đều phải đi vòng ra xa lộ Hà Nội, hoặc có thể đi theo hướng đường Nguyễn Duy Trinh.
Tuy nhiên, cả hai tuyến này hiện nay có lượng xe rất lớn nên đều đang quá tải vào giờ cao điểm sáng và chiều. Trong khi đó, đường dẫn vào cao tốc rất rộng mà lượng ô tô đi tuyến đường này chưa nhiều.
Việc cho phép xe máy đi vào đường dẫn cao tốc giúp nhiều người dân sống ở quận 9 muốn di chuyển vào khu trung tâm sẽ rút ngắn được 3 km so với đi vòng ra xa lộ Hà Nội. Đồng thời, giảm tải cho xa lộ Hà Nội, đường Nguyễn Duy Trinh và đặc biệt là ở nút giao An Phú.
Tăng thời gian cho xe máy đi qua hầm sông Sài Gòn Từ ngày 23-1, xe máy được đi qua hầm sông Sài Gòn từ 4 giờ sáng đến 23 giờ đêm, thay vì từ 5 giờ đến 22 giờ như hiện nay. Việc tăng thêm thời gian cho xe máy đi qua hầm, theo Sở GTVT TPHCM, nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi từ khu trung tâm về quận 2, Thủ Đức, quận 9 và ngược lại thay vì phải chạy vòng qua cầu Thủ Thiêm hoặc cầu Sài Gòn. |
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...
-
UBND TP.HCM vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu cho các dự án hạ tầng trên địa bàn
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện thí điểm cát biển làm làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông trên địa bàn thành phố.
-
Bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận năm 2025: Động lực phục hồi từ chính sách và hạ tầng
Theo dự báo từ DKRA Consulting, năm 2025 được kỳ vọng trở thành năm bản lề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận. Động lực tăng trưởng đến từ sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách pháp lý mới cùng sự hoàn thiện của các dự ...