14/10/2020 7:15 AM
CafeLand - Khi Mỹ tìm cách giành lại đà tăng trưởng sau suy thoái, rất có thể sẽ có những lời kêu gọi đầu tư tích cực vào cầu đường và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khác như một cách để nhanh chóng tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã đề xuất khoản đầu tư 1,3 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng, trong khi Tổng thống Donald Trump nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật chi tiêu lớn cho lĩnh vực này.

Nhưng các chính quyền địa phương và tiểu bang Mỹ từ lâu đã phải vật lộn để duy trì mạng lưới đường bộ, ngay cả trong những thời điểm tốt nhất. Vì vậy, cách thông minh hơn không chỉ là xây dựng thêm những con đường và cây cầu mà chính quyền bang và địa phương không đủ khả năng để duy trì đúng cách. Thay vào đó, chính phủ cần tập trung duy trì những gì đã xây dựng, và xoay quanh cam kết đó bằng các chiến lược để thu được lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư hiện có này.

Đường sá gồ ghề trước đại dịch

Các chương trình xây dựng hệ thống giao thông mới đã trở nên phổ biến tại Mỹ. Các con đường liên bang đã được hoàn thành cách đây nhiều thập kỷ, nhưng chính phủ vẫn tiếp tục mở rộng chúng cùng với mạng lưới đường địa phương rộng lớn. Cái gọi là quy định "hãy sửa đường trước", yêu cầu các sở giao thông vận tải xác nhận rằng họ có thể duy trì những con đường họ đã xây dựng, đã không thể làm giảm nhu cầu xây thêm làn đường, nút giao và cầu mới.

Trong khi chính phủ liên bang đã hào phóng trong việc mở rộng ngân sách, trách nhiệm bảo trì hầu hết thuộc về chính quyền tiểu bang và địa phương. Càng xây dựng, thì càng phải duy trì. Tất cả cơ sở hạ tầng này trở thành nghĩa vụ vô tận mà người nộp thuế địa phương phải chấp nhận, bất kể giá trị hay năng suất thực tế của nó.

Các thành phố và tiểu bang hiện đang quá tải với nhu cầu bảo trì, cùng những lời hứa tồn đọng mà họ thiếu khả năng tài chính để thực hiện. Để tạo ra doanh thu cần thiết nhằm duy trì tất cả các khoản đầu tư trong quá khứ, nhiều ý kiến ​​cho rằng chính phủ Mỹ cần kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng hơn nữa. Nhưng đây là một tâm lý sai lầm.

Ít lái xe hơn có nghĩa là ít phí cầu đường hơn

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, Quốc hội đã tỏ ra miễn cưỡng tăng thuế khí đốt để trả cho các khoản đầu tư vào giao thông vận tải, nhưng họ sẵn sàng vay tiền để bù vào thâm hụt hàng năm trong Quỹ Tín thác Xa lộ, loại quỹ vốn để tổ chức thu và phân phối nguồn thu thuế khí đốt liên bang. Các chính quyền tiểu bang và địa phương cũng sẵn sàng vay những khoản tiền khổng lồ từ thị trường trái phiếu thành phố cho các công trình giao thông, nhưng không giống như chính phủ liên bang, họ buộc phải trả khoản nợ đó bằng biên lai thuế thực tế để cân bằng ngân sách.

Ví dụ, một bang như New Jersey có một trong những loại thuế khí đốt cao nhất của đất nước, nhưng nó thường chi gần như tất cả doanh thu để trả nợ cho các dự án giao thông vận tải trước đó. Texas khai thác quỹ dự phòng vào năm 2014, và năm sau chuyển hướng hàng tỷ USD từ doanh thu thuế kinh doanh sang cho các công trình vận tải.

Điều này vẫn chưa phản ánh toàn bộ bức tranh. Trên cả nước, mức nợ của chính quyền địa phương gần mức cao nhất mọi thời đại.

Vốn đã phải gánh chịu những tồn đọng về bảo trì khổng lồ và các yêu cầu về dòng tiền trong tương lai, các chính quyền địa phương và tiểu bang nhận thấy đại dịch khiến họ mất khả năng ứng phó với các vấn đề cơ sở hạ tầng. Biên lai thuế xăng giảm do người dân ít lái xe hơn. Biên lai thuế bán hàng giảm do mọi người chi tiêu ít hơn. Các khoản nợ thế chấp nhà ở đang gia tăng, và khi xu hướng làm việc tại nhà làm suy yếu thị trường bất động sản thương mại, hai yếu tố này đã làm dấy lên nghi ngờ về việc thu thuế bất động sản trong tương lai.

Đồng thời, khi các thành phố và tiểu bang đang đạt đến điểm đột phá về bảo trì đường bộ, số tiền mà họ trông chờ từ thuế cầu đường thì lại không có.

Chi tiêu cho giao thông không phải là chìa khóa để phục hồi kinh tế

Ngay cả khi các thành phố và tiểu bang có thể nhận được tài trợ từ chính phủ liên bang cho nhiều đường xá, giao thông, cầu đường, thì đây có thực sự là phương pháp tốt nhất? Khi chính quyền địa phương không duy trì những gì họ đã có, liệu họ có thể biện minh một cách đáng tin cậy cho việc xây dựng thêm hay không?

Thay vì theo đuổi tăng trưởng kinh tế thông qua mở rộng hệ thống giao thông, việc phục hồi phải dựa trên cam kết chắc chắn về việc duy trì những gì đã được xây dựng và thu lợi nhuận cao hơn từ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng hiện có này. Điều này sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận mang nhiều sắc thái địa phương đối với chi tiêu cho giao thông trong tương lai, một phương pháp mà chính quyền địa phương xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của người dân, thay vì đầu tư cơ sở hạ tầng phổ biến mới nhất mà chính phủ liên bang đang tài trợ.

Ví dụ, thành phố Muskegon, Michigan, đã sử dụng một số kho chứa hàng được đặt ở vị trí chiến lược để kết nối thị trường nông dân của họ với trung tâm thành phố, đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh trong cộng đồng của họ. Ở Memphis, Tennessee, quá trình chuyển đổi thành công một công trình giao thông xuống cấp bắt đầu với một số lớp sơn, một số băng ghế và một vài chop nón giao thông. Các thành phố trên khắp Bắc Mỹ đang định cấu trúc lại các đường phố dành cho xe đạp và đi bộ, chuyển chỗ đậu xe thành các không gian công cộng và giúp người dân có tiếng nói hơn về cách sử dụng cơ sở hạ tầng. Đây đều là những cách hiệu quả để gia tăng giá trị cho các khoản đầu tư công chưa được sử dụng hiệu quả.

Chính phủ liên bang có thể kích hoạt sự thay đổi này bằng cách trao cho các thành phố và tiểu bang nhiều quyền hạn, tính linh hoạt và trách nhiệm hơn. Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng có lợi nhuận cao nhất hiện nay vẫn còn nhỏ. Chúng tập trung vào trồng cây dọc theo các đường phố và kết nối các vỉa hè, thay vì tài trợ cho một thế hệ dự án có quy mô liên bang khác như nhiều làn đường cao tốc, nút giao và đường gom. Những khoản đầu tư nhỏ này là công việc của các thị trưởng và hội đồng thành phố.

Các khoản đầu tư được đề xuất bởi địa phương có ít rủi ro hơn và lợi nhuận tài chính cao hơn so với các dự án do liên bang hướng dẫn trước đây. Chúng sẽ mang lại cho người Mỹ chất lượng cuộc sống cao hơn và sự thịnh vượng được chia sẻ rộng rãi hơn với các hệ thống trao quyền nhiều hơn, phản hồi nhanh hơn và hiệu quả hơn cách tiếp cận từ trên xuống đang áp dụng.

  • Bất động sản Mỹ đứng trước nguy cơ tăng trưởng nóng do hạ lãi suất

    Bất động sản Mỹ đứng trước nguy cơ tăng trưởng nóng do hạ lãi suất

    CafeLand - Điểm đặc biệt duy nhất của nền kinh tế thời kỳ Covid-19 không phải là tốc độ lập kỷ lục của thị trường chứng khoán mà còn là sự bùng nổ không lường trước của thị trường nhà ở. Lĩnh vực này vốn được coi là cơ bản, nhạy cảm nhất của kinh tế và cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Mỹ nhưng vẫn tăng rất mạnh.

Lam Vy (CNN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.