Kế hoạch xây dựng cao tốc kết nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển (hình: Cổng TTĐT Bà Rịa - Vũng Tàu)
4 phương án xây dựng cao tốc kết nối thành phố biển
Báo cáo với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị tỉnh cho phép triển khai đầu tư đoạn tuyến kết nối theo chức năng là đường cao tốc. Theo Sở GTVT, việc đầu tư tuyến kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu phải bảo đảm lưu thông tốc độ cao, hạn chế giao cắt trên tuyến và kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đoạn tuyến có chiều dài hơn 13 km với 4 phương án xây dựng:
Phương án 1: Cao tốc 6 làn xe đi cao toàn tuyến, không kết hợp đường song hành đi thấp, vốn đầu tư 14.000 tỉ đồng.
Phương án 2: Cao tốc 4 làn xe đi cao toàn tuyến, không kết hợp đường song hành đi thấp, vốn đầu tư hơn 11.600 tỉ đồng.
Phương án 3: Cao tốc 4 làn xe đi cao đoạn QL56 - Vũng Vằn và đi thấp đoạn Vũng Vằn-Vũng Tàu, không kết hợp đường song hành đi thấp, vốn đầu tư dự kiến hơn 7.700 tỉ đồng.
Phương án 4: Cao tốc 4 làn xe đi cao đoạn QL56 - Vũng Vằn và đi thấp đoạn Vũng Vằn-Vũng Tàu, kết hợp đường song hành đi thấp trên toàn tuyến, vốn đầu tư hơn 9.400 tỉ đồng.
Để lên kế hoạch huy động vốn, Sở GTVT kiến nghị UBND tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt cho phép bổ sung quy hoạch đoạn tuyến kết nối vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Từ đó, kiến nghị giao UBND tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án này bằng nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn ngoài ngân sách thông qua cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khai thác quỹ đất để tạo vốn.
Nan giải bài toán tài chính
Việc cân đối phương án tài chính để thực hiện dự án có nhiều vấn đề cần giải quyết (hình minh họa)
Xem xét các phương án, đơn vị tư vấn đánh giá phương án 1 và 2 không khả thi cho đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), do mức kinh phí đầu tư rất cao, khó có khả năng hoàn vốn. Đơn vị đề nghị không xem xét 2 phương án này.
Phương án 3 có vốn góp của nhà nước thấp, song việc không khai thác được quỹ đất nên phần vốn nhà nước sẽ do ngân sách đảm nhiệm. Tuy nhiên hạn chế của phương án này là không có đường song hành, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển quỹ đất đô thị hóa và không phù hợp với quy hoạch.
Phương án 4 được đánh giá khả thi cao vì đầu tư xây dựng đường song hành phục vụ phát triển quỹ đất, tạo vốn cho dự án. Phương án này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phát triển của các địa phương dọc tuyến. Tuy nhiên sẽ yêu cầu nguồn vốn nhà nước tham gia lớn.
Các đại biểu sau khi phân tích các ưu – nhược điểm của các phương án cũng đồng thuận phương án 4 có tính khả thi cao nhất.
Nếu được phê duyệt, phương án này sẽ chia thành 2 dự án, giải phóng mặt bằng và xây dựng đường song hành theo hình thức công. Theo dự tính, dự án thành phần 2 sẽ đầu tư theo hình thức PPP cho phần cao tốc, thời gian hoàn vốn là 24,5 năm. Thời gian hoàn vốn dài sẽ dẫn tới khó cân đối phương án tài chính, khó tìm nhà đầu tư.
Kết luận cuộc họp, lãnh đạo tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn xây dựng thêm phương án theo hướng mở rộng giải phóng mặt bằng, đi trên cao hạn chế toàn tuyến, có phương án tài chính phù hợp, xác định vị trí khai thác quỹ đất.
Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (giai đoạn 1) dài gần 54 km, tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỉ đồng dự kiến sẽ về đích năm 2025. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông giữa hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến cao tốc sẽ giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu, đặc biệt là quốc lộ 51. Đồng thời giúp nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hoá, rút ngắn thời gian di chuyển của người dân.
-
Đồng Nai: Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân khi giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo quá trình kiểm đếm tài sản khi giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu phải làm kỹ lưỡng từng trường hợp để đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân theo quy định của pháp luật.
-
Nhà máy tôn 4.500 tỷ của Nam Kim tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2026, cần thêm 1 năm nữa để đạt công suất tối đa
Nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động từ quý 1/2026 để đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường....
-
Tin buồn cho hàng chục doanh nghiệp có dự án du lịch sinh thái trong rừng ở Bà Rịa - Vũng Tàu
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định bãi bỏ Công văn số 6589/UBND-VP ngày 08/07/2019 về hướng dẫn thực hiện đầu tư các dự án du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng và rừng phòng hộ....
-
Bà Rịa – Vũng Tàu lập kế hoạch đưa tuyến cao tốc gần 18.000 tỉ đồng về đích
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang thi công được hơn 50% và dự kiến bắt đầu trải thảm nhựa vào cuối tháng 11 này.