World Bank đã cắt giảm dự báo về tăng trưởng của Trung Quốc, đồng thời kỳ vọng mức tăng trưởng của 22 nền kinh tế láng giềng sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2022 so với tốc độ mà họ đã ghi vào năm ngoái. Theo World Bank, rất nhiều quốc gia châu Á đã được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành du lịch và khách sạn sau khi dỡ bỏ các lệnh cấm liên quan đến công tác phòng dịch Covid-19.
Ngân hàng cho biết triển vọng của khu vực đang bị đe dọa trước nguy cơ các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tăng lãi suất mạnh hơn so với dự đoán của các nhà đầu tư để kiềm chế lạm phát. Điều đó có thể làm ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu và làm gia tăng sự căng thẳng về tình hình tài chính ở các thị trường mới nổi đang mắc nợ nhiều.
Theo đánh giá mới nhất về các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương của World Bank, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 2,8% vào năm 2022. Con số này giảm so với mức dự đoán 4,3% vào tháng 6 và khiến Ngân hàng Thế giới bày tỏ sự quan ngại nhiều hơn về triển vọng của Trung Quốc.
Thậm chí, mức dự đoán của World Bank còn tệ hơn so với những gì mà Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán, khi các chuyên gia của đơn vị này làm việc cùng một số ngân hàng lớn như Goldman Sachs và Standard Chartered để đưa ra mức dự đoán tăng trưởng 3,3% đối với nền kinh tế hàng đầu châu Á.
"Thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm Covid-19 đã tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ", theo World Bank. Ngân hàng cũng nhấn mạnh sức ảnh hưởng từ cuộc suy thoái bất động sản nghiêm trọng, với doanh số bán nhà, giá cả và hoạt động xây dựng đều giảm do các chủ đầu tư phải vật lộn với các khoản nợ lớn và người tiêu dùng mất niềm tin thị trường.
Ngân hàng Phát triển Châu Á tuần trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay, xuống còn 3,3% từ mức 5% trong tháng 4. Các tổ chức tài chính bao gồm Goldman Sachs, Nomura và S&P Global Ratings trong những ngày gần đây cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm tới đối với Trung Quốc.
Triển vọng tươi sáng với các quốc gia khác tại châu Á
Trong khi đó, các quốc gia khác được dự báo sẽ có mức tăng trưởng cao hơn so với dự báo trước đó được đưa ra vào tháng 6. Chẳng hạn, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 7,2%; Philippines 6,5%; Malaysia 6,4% và Indonesia 5,1%.
Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế của World Bank khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết: “Trong khu vực, chúng tôi nhận thấy sự đảo ngược đang diễn ra”. Đồng thời, ông cũng đề cập đến việc Trung Quốc đang tụt hậu so với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Một số nền kinh tế vẫn còn ở trong quy mô nhỏ hơn so với trước đại dịch. Dù vậy, Ngân hàng Thế giới cho biết sản lượng hàng xuất khẩu ở Campuchia, Philippines và Thái Lan dự kiến sẽ vượt qua mức trước thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát trong năm nay.
Hầu hết quốc gia có các khoản nợ tương đối thấp và nhu cầu tài chính có thể quản lý được, theo World Bank. Tuy nhiên, một số nước có thể chịu áp lực khi đồng USD tăng giá trị và lãi suất tăng cao đẩy chi phí trả nợ lên cao, chẳng hạn như Lào và Mông Cổ.
-
Chủ tịch EuroCham: “Trong bối cảnh thế giới vẫn còn bất ổn, triển vọng của Việt Nam khá tích cực”
Phát biểu tại Hội thảo Triển vọng Thị trường năm 2022 diễn ra ngày 22/9/2022, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham, Chủ Tịch Tập đoàn Jardine Matheson tại Việt Nam đánh giá, trong bối cảnh thế giới vẫn còn bất ổn, triển vọng của Việt Nam khá tích cực.
-
Apple chuẩn bị đưa Việt Nam và Ấn Độ trở thành những trung tâm sản xuất quan trọng trên toàn cầu
Các nhà phân tích dự báo Apple sẽ chuyển 25% sản lượng iPhone sang Ấn Độ vào năm 2025, 20% sản lượng iPad và Apple Watch sang Việt Nam.
-
Nhiều chuyên gia nhận định rằng các nhà đầu tư đang phải “thay đổi cách nhìn” để tìm thấy cơ hội mới trong bối cảnh thị trường hiện tại, nhưng họ vẫn có khả năng để triển khai vốn thành công.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).