Cầu sông Hàn và đô thị Đà Nẵng về đêm Ảnh: www.danang.gov.vn
Ban giám đốc điều hành WB đã thông qua khoản tín dụng trên cho Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng hôm 26-4. Khoảng tín dụng này sẽ được đầu tư cho việc mở rộng hệ thống thu gom, xử lý nước thải,... và giao thông công cộng ở Đà Nẵng.
Cụ thể, khoản tín dụng này sẽ được cung cấp cho 5 hợp phần của Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, bao gồm: (i) cải thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; (ii) phát triển một hệ thống xe buýt quá cảnh nhanh; (iii) cải thiện đường giao thông chiến lược trong đô thị; (iv) xây dựng năng lực cho chính quyền thành phố về quản lý cơ sở hạ tầng đô thị; và (v) hoàn thành một số tiểu dự án cơ sở hạ tầng chính đã được khởi động từ Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.
Khoản tín dụng 202,5 triệu đô la Mỹ này là nguồn tài chính ưu đãi của WB dành hỗ trợ cho các nước có thu nhập thấp. |
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, cho biết 5 hợp phần của dự án sẽ giúp cải thiện điều kiện vệ sinh cho khoảng 400.000 người dân Đà Nẵng, đặc biệt là phụ nữ, người già, trẻ em và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương khác. Đồng thời, 5 hợp phần này cũng sẽ góp phần làm cho thành phố Đà Nẵng trở nên thân thiện hơn với nhà đầu tư và du khách thông qua dịch vụ cơ sở hạ tầng và năng lực quản lý đô thị tốt hơn.
“Chúng tôi hy vọng UBND thành phố Đà Nẵng, với ý tưởng phát triển đô thị xanh, sẽ đảm bảo cho việc tiến hành dự án này một cách suôn sẻ - để người dân Đà Nẵng sớm được thụ hưởng các dịch vụ cơ sở hạ tầng của một thành phố bền vững”, bà Kwakwa nói.
Đà Nẵng được coi là một thành phố có quy hoạch và quản trị tốt, có chất lượng cơ sở hạ tầng nhìn chung cao hơn so với các thành phố khác trong nước. Lãnh đạo thành phố đã cam kết phát triển thành phố thành một “đô thị xanh” vào năm 2025, với trọng tâm là công nghệ cao và phát triển du lịch.
“Chúng tôi hy vọng dự án sẽ cung cấp một mô hình ‘thành phố xanh’ cho phát triển đô thị bền vững, để sau đó, có thể nhân rộng cho các thành phố khác”, bà Kwakwa nói.
-
Hà Nội “vãn hồi trật tự" đất công
Nhằm quản lý hiệu quả đất công, UBND Tp. Hà Nội chính thức ban hành kế hoạch yêu cầu đơn vị chức trách khẩn trương xem xét, thẩm định phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, các công ty nhà nước trực thuộc thành phố quản lý …
-
Tách bạch “bồi thường” và "hỗ trợ" trong Luật Đất đai
Những mâu thuẫn chủ yếu về đất đai trong thời gian qua có nguyên nhân từ kinh tế, trong đó nổi lên rõ nhất là việc đền bù...