Tiêu thụ thép bật tăng trở lại
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ điều tiết sản xuất theo tình hình thị trường, tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản.
Năm ngoái, thị phần thép xây dựng của Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu với 34,8%, tăng 2,2 điểm phần trăm so với năm 2021. Bước sang tháng 2/2023, thị phần thép xây dựng của Hòa Phát giảm nhẹ 33,81% và vẫn duy trì vị trí số 1.
Hòa Phát sẽ tập trung mạnh vào thép chất lượng cao, nhường sân chơi thép xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp khác
Tuy nhiên, ông Long khẳng định từ nay trở đi, Hòa Phát sẽ chuyển rất mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, thép cho sản xuất ốc vít, dự ứng lực ... tăng cường đầu tư và xuất khẩu các mặt hàng thép chất lượng cao.
Mới đây, Hòa Phát vừa thông báo sản xuất được 440.000 tấn thép thô trong tháng 3/2023, tăng 6% so với tháng trước đó. Sản lượng bán hàng các sản phẩm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 500.000 tấn, tăng 5% so với tháng 2 nhưng giảm 40% so với cùng kỳ.
Trong tháng vừa qua, Hòa Phát cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 282.000 tấn thép xây dựng và thép cuộn chất lượng cao, tương đương tháng 2 nhưng giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, sản lượng bán hàng thép xây dựng tiếp tục “đứng im” chủ yếu do nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu vẫn ở mức thấp so với năm trước, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi.
Tương tự, sản lượng bán hàng thép HRC trong tháng 3 là 210.000 tấn, tăng 13% so với tháng 2, trong đó xuất khẩu đóng góp 30.000 tấn tới các thị trường Indonesia, Malaysia. Dự kiến trong tháng 4, lượng xuất khẩu HRC sẽ tăng mạnh tới các quốc gia thuộc khu vực châu Âu và châu Á.
Với sản phẩm thép hạ nguồn, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long đã cung cấp ra thị trường 53.000 tấn ống thép và 22.000 tấn tôn mạ các loại, giảm lần lượt 41% và 39% so với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm, “vua thép” Hòa Phát đã sản xuất được 1,2 triệu tấn thép thô, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và HRC đạt 1,37 triệu tấn, giảm 37% so với 3 tháng đầu năm ngoái.
Trong đó, thép xây dựng giảm 35% về mức 869.000 tấn. Bán hàng thép cuộn cán nóng đạt 482.000 tấn, tương đương trên 60% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng cung cấp hơn 26.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam.
Với các mặt hàng ống thép, tôn mạ, doanh nghiệp này đã cung cấp cho thị trường trong 3 tháng vừa qua lần lượt là 160.000 tấn và 69.000 tấn, tương ứng giảm 23% và 34% so với giai đoạn cùng kỳ đầu năm 2022.
Về kết quả kinh doanh quý 1/2023, lãnh đạo Hòa Phát cho biết 2 tháng đầu năm nay vẫn lỗ nhưng thấp hơn sự kiến còn tháng 3 chưa có số cụ thể, nhưng tốt hơn.
Giá sắt thép bắt đầu “hạ nhiệt”?
Trong thông báo mới nhất gửi tới khách hàng, Hòa Phát bất ngờ điều chỉnh giảm giá bán thép cây, thép cuộn ở miền Nam trong từ ngày 5/4. Cụ thể, doanh nghiệp này giảm 100.000 đồng/tấn với thép cây và 300.000 đồng/tấn với mặt thép cuộn. Sau điều chỉnh, giá thép thanh vằn CB300 D10 còn 15,89 triệu đồng/tấn và thép cuộn CB240 ở mức 15,66 triệu đồng/tấn.
Doanh nghiệp của ông Trần Đình Long sẽ ưu tiên tập trung cho mảng thép và dự án Dung Quất 2, tạm dừng mọi hoạt động đầu tư mới
Động thái này đi ngược với việc tăng giá liên tục từ đầu năm đến nay. Theo đó, nguyên nhân giảm giá thép được Hòa Phát đưa ra là giá phôi thép, nguyên liệu đầu vào giảm, công ty phải điều chỉnh để phù hợp nhu cầu của thị trường.
Trước đó, giá thép xây dựng trong nước đã chứng kiến mức điều chỉnh tăng mạnh từ đầu năm. Nguyên nhân chính không xuất phát từ nhu cầu thị trường, mà là từ việc giá các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.
Dù vậy, thị trường đang có những tín hiệu tích cực hơn. Giới phân tích nhận định, khó khăn nhất của ngành thép đã qua, và những gì xấu nhất đã được thể hiện lên báo cáo tài chính các công ty.
Về phía Hòa Phát, tại ĐHĐCĐ mới đây, Chủ tịch Trần Đình Long tiếp tục nhấn mạnh rằng giai đoạn khó khăn, khốc liệt nhất của ngành thép đã qua. Nội lực của Hòa Phát và doanh nghiệp ngành thép là tốt, nhưng tương lai triển vọng vẫn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Năm 2023, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 150.000 tỉ đồng và lãi sau thuế 8.000 tỉ, lần lượt tăng 6% và giảm 5% so với thực hiện trong năm ngoái. Chủ tịch Hòa Phát kỳ vọng đầu tư công thời gian tới sẽ được đẩy mạnh và bất động sản phục hồi, từ đó giúp tiêu thụ thép đi lên.
-
Hòa Phát đã mở lại 1 lò cao, xem xét khởi động 3 lò cao còn lại trong quý 2/2023
Sau khi mở lại 1 lò cao tại Khu Liên hợp Hải Dương, Hòa Phát đang xem xét khởi động 3 lò cao còn lại trong quý 2/2023 tùy vào tình hình thị trường.
-
Giá nguyên liệu “chỉ lên không xuống”, Hòa Phát và các nhà sản xuất khác phải tăng giá thép để bù lỗ
Tiêu thụ giảm, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nhiều khiến các nhà máy thép trong nước buộc phải tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Bắc với 3 nhà máy và 1.500 lao động báo lãi cao kỷ lục, có hơn nghìn tỷ gửi ngân hàng
Năm 2023, Nhựa Tiền Phong ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế tăng 16,5% so với năm trước, đạt 559 tỷ đồng, đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của công ty kể từ khi niêm yết.
-
Cổ phiếu một công ty thép bất ngờ “tím lịm” 3 phiên liên tiếp sau thông tin hoán đổi cổ phần để cấn trừ nợ
Kết phiên giao dịch ngày 12/12, cổ phiếu của Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) dừng ở mức 5.810 đồng/cp với hơn 6 triệu đơn vị khớp lệnh - mức thanh khoản kỷ lục trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu thép này....
-
Lý do đằng sau việc Tập đoàn Hoa Sen bất ngờ xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ niên độ 2023-2024
Do cần thời gian đánh giá, dự liệu cẩn trọng kế hoạch kinh doanh trong tình hình thị trường đang có nhiều biến động khó lường, Hoa Sen xin gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tới ngày 18/3/2024....