Tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 vừa tổ chức sáng nay 30/3, bên cạnh các vấn đề cổ đông quan tâm là chia cổ tức và kết quả kinh doanh, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết Hòa Phát đã mở lại 1 lò cao và đang lên kế hoạch khởi động 3 lò cao còn lại trong quý 2/2023.
Hòa Phát đã mở lại 1 lò cao, xem xét khởi động 3 lò cao còn lại trong quý 2/2023
Năm ngoái, trong bối cảnh ngành thép khó khăn, tồn kho cao, chi phí vốn lớn, tỷ giá tăng, ban điều hành Hòa Phát quyết định giảm sản lượng bằng cách ngừng hoạt động của lò cao, dừng 4 lò và đầu tháng 1 đã chạy lại 1 lò.
Phía Hòa Phát cho biết, đến đầu tháng 4 sẽ chạy lò thứ 2, 2 lò còn lại sẽ khởi động lại trong quý 2/2023. Việc chạy lại dựa trên tình hình thị trường. Thời điểm này, tiêu thụ thép đánh giá là chưa tốt, giá nguyên vật liệu vẫn cao và vẫn phải duy trì chính sách tồn kho thành phẩm thấp để giảm thiểu rủi ro khi giá nguyên vật liệu giảm.
Trước đó, với những khó khăn của ngành thép, tháng 11/2022, Hòa Phát đã dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương.
Lý do dừng lò được doanh nghiệp này đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Dù thị trường đang gặp khó nhưng tồn kho của Hòa Phát vẫn ở mức khá cao.
Doanh nghiệp này cho biết, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động là khoảng 30 - 40 tỷ đồng/lò. Tuy vậy, doanh nghiệp này đã không đóng hoàn toàn các lò cao này mà duy trì ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể trong 2 tháng cuối năm. Nhờ thế, quá trình khởi động lại lò cao lần này sẽ được rút ngắn.
Hiện Hòa Phát đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương. Ngoài ra, Hòa Phát còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Tới thời điểm hiện tại, Hòa Phát mới chỉ vận hành trở lại 1/4 lò cao tại Hải Dương. Do đó, sản lượng sản xuất của công ty ghi nhận mức thấp trong 2 tháng đầu năm 2023 với tổng sản lượng chỉ đạt 809.000 tấn, giảm 42% so với cùng kỳ.
Về kết quả kinh doanh quý 1/2023, lãnh đạo Hòa Phát cho biết tháng 1, 2 vẫn lỗ nhưng thấp hơn dự kiến còn tháng 3 chưa có số cụ thể, nhưng sẽ tốt hơn.
Ông Trần Đình Long khẳng định: “Từ nay trở đi, Hòa Phát sẽ chuyển rất mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, nhường sân chơi thép cơ bản như thép xây dựng cho doanh nghiệp khác”.
-
Sau Pomina, tới lượt Hòa Phát thông báo dừng hoạt động 4 lò cao
Trong bối cảnh thị trường thép khó khăn, hàng tồn kho còn nhiều, Hòa Phát quyết định dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất, 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.
-
Thép Pomina: Dừng lò cao để tập trung thế mạnh là lò điện
Theo đó, phía Pomina khẳng định, với quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào là thép phế liệu hoặc quặng sắt để luyện thép, việc sử dụng một lò điện, vốn là thế mạnh của Thép Pomina, với công suất đạt mức tối đa và tối ưu chi phí, tốt hơn việc duy trì cả hai lò nhưng sản xuất chỉ ở mức tối thiểu.







-
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Nhà sản xuất thép này của Trung Quốc đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 7 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) trong năm 2024, tăng mạnh so với mức lỗ 4,1 tỷ Nhân dân tệ của năm tài chính trước đó.
-
Tham vọng 6,6 tỷ USD của ông chủ Hòa Phát với thép, bất động sản, trứng gà và container “made in VietNam”
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng (6,6 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của nhà sản xuất thép này....
-
Chủ tịch doanh nghiệp thép lớn từ nhiệm sau khi nhượng cổ phiếu “trăm tỷ” cho vợ
Trước khi nộp đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Lê Minh Hải đã sang tay gần 8,35 triệu cổ phiếu VGS (tỷ lệ 14,93% vốn) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.