Tiêu thụ thép của Hòa Phát tăng trở lại
Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG), trong tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp sản xuất 565.000 tấn thép thô, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 530.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ nhưng tăng 16% so với tháng 4 vừa qua và lên cao nhất từ đầu năm.
Cụ thể, tiêu thụ thép cuộn cán nóng đóng góp 243.000 tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm. Trong đó, xuất khẩu đóng góp 55%, chủ yếu tới thị trường châu Âu, châu Á.
Sản lượng bán hàng của Hòa Phát lên cao nhất từ đầu năm
Thời gian qua, nhu cầu thép xây dựng tại Việt Nam và trên thế giới vẫn ở mức thấp. Đây là nguyên nhân khiến bán hàng thép xây dựng của Hòa Phát chỉ đạt hơn 284.000 tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 8% so với tháng 4/2023.
Các sản phẩm hạ nguồn HRC như ống thép và tôn mạ của Hòa Phát đều ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Ống thép đạt trên 57.000 tấn, tăng 12%, Tôn mạ các loại cung cấp 34.000 tấn cho thị trường trong và ngoài nước, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Lũy kế 5 tháng đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành thép này đã sản xuất 2,34 triệu tấn thép thô, giảm 36% so với cùng kỳ. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng thành phẩm, phôi thép và thép cuộn cán nóng đạt 2,36 triệu tấn, giảm 31% so với cùng kỳ.
Trong giai đoạn này, bán hàng thép xây dựng đạt 1,36 triệu tấn, giảm 33%. Thép cuộn cán nóng ghi nhận 965.000 tấn, giảm 21% so với cùng kỳ 2022. Các sản phẩm hạ nguồn HRC như ống thép, tôn mạ lần lượt là 266.000 tấn và 136.000 tấn, tương ứng mức giảm 14% và 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép tại thị trường trong và ngoài nước đều giảm so với cùng kỳ. Điều này phản ánh hai trạng thái khác nhau của thị trường xây dựng đầu năm 2022 và 2023. Nếu như đầu năm 2022, thép xây dựng tiêu thụ cao kỷ lục nhờ nhu cầu thị trường tăng trưởng mạnh thì sang năm 2023, thị trường trầm lắng do sức cầu yếu, dẫn đến mức tiêu thụ thép không khả quan.
Hiện tại, Hòa Phát đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép. Tuy nhiên, Chủ tịch Trần Đình Long khẳng định từ nay trở đi, tập đoàn sẽ chuyển rất mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, thép cho sản xuất ốc vít, dự ứng lực…
“Tất nhiên, chúng tôi vẫn làm những sản phẩm cơ bản như thép xây dựng tuy nhiên sẽ không quá chú trọng đầu tư nữa”, ông Long cho biết.
Đã mở lại đủ 7 lò cao
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, công ty tự tin bán được hàng thì mới mở lại sản xuất. Theo đó, từ ngày 27/12/2022, doanh nghiệp này đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Được biết, lò cao này mất 7 ngày để bắt đầu sản xuất phôi.
Theo Hòa Phát, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động là khoảng 30-40 tỷ đồng/lò. Tuy vậy, doanh nghiệp trước đó không đóng hoàn toàn các lò cao, mà duy trì ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể. Nhờ vậy, quá trình khởi động lại lò cao lần này sẽ được rút ngắn.
Hòa Phát hiện đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương. Ngoài ra, Hòa Phát còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Mới đây, thông tin từ Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, sau khi khởi động lại 1 lò cao trong đầu tháng 4/2023, Hòa Phát đang xem xét mở 2 lò cao còn lại, bao gồm 1 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 1 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương trước ngày 20/5.
Như vây, tới thời điểm hiện tại, Hòa Phát đã vận hành trở lại đủ 7 lò cao.
-
Xuất hiện đối thủ “nặng ký” của Hòa Phát, tham vọng làm dự án quy mô ngang ngửa Dung Quất 1
Dự án thép 53.500 tỷ đồng xây ở xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định có công suất 5,4 triệu tấn một năm, tương đương 90% công suất của dự án Hòa Phát Dung Quất sau điều chỉnh.
-
Lên kế hoạch mở lại 2 lò cao, Hòa Phát sẽ vận hàng đủ 7 lò cao vào cuối tháng 5/2023
Sau khi khởi động lại 1 lò cao trong đầu tháng 4/2023, Hòa Phát đang xem xét mở 2 lò cao còn lại trước ngày 20/5 tới đây.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.