Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam...
Theo kế hoạch, DOC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng vào ngày 18/8 tới. Sau đó, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) dự kiến công bố kết luận cuối cùng vào tháng 10/2025, quyết định liệu các biện pháp thuế này có được áp dụng chính thức hay không.
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Công bố từ DOC cho biết, các doanh nghiệp thép mạ Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ dao động từ 40 - 88%, với mức cao nhất lên tới 88,12%.
Cụ thể, trong số các doanh nghiệp Việt Nam bị áp thuế, Tập đoàn Hoa Sen phải đối mặt với mức thuế cao nhất là 59%, trong khi Tôn Đông Á bị áp mức 39,84%.
Một số doanh nghiệp khác như China Steel & Nippon Steel Việt Nam, Công ty Tôn Hòa Phát (thuộc Tập đoàn Hòa Phát), Thép Nam Kim, Tôn Pomina, Thép TVP, Thép Tây Nam, Tôn Phương Nam… cùng chịu mức thuế 49,42%.
Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lại không được liệt kê riêng sẽ áp dụng mức thuế chung 88,12%.
Số liệu từ DOC cho thấy, kim ngạch nhập khẩu thép mạ từ Việt Nam vào Mỹ đã có sự biến động đáng kể trong những năm gần đây.
Năm 2022, Mỹ nhập khẩu 626 triệu USD thép mạ từ Việt Nam, tăng lên 751 triệu USD trong cùng năm, nhưng giảm mạnh xuống còn 241 triệu USD trong năm 2023...
Sản phẩm thép mạ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Úc, Brazil, Canada, Mexico, Nam Phi, Hà Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE cũng bị áp thuế chống bán phá giá sơ bộ. Trong đó, Brazil chịu mức thuế lên đến 118,63%, một doanh nghiệp tại Canada chịu mức 52,08% và 3 nhà sản xuất tại Đài Loan bị áp mức 67,9%.
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất.
-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán.
-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.








-
Nhìn lại thị trường thép quý 1/2025: Nội địa khởi sắc
Quý 1/2025, ngành thép Việt tăng tốc ở thị trường nội địa nhưng lại hụt hơi ở xuất khẩu. Lý do nằm ở đâu?
-
Ấn Độ áp thuế 12% đối với thép nhập khẩu
Ấn Độ - quốc gia sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu.
-
Hàng trăm nghìn tấn hàng từ Mỹ ồ ạt đổ bộ Việt Nam với giá siêu rẻ, nhập khẩu tăng 50% so với cùng kỳ
Mỹ hiện là nhà cung cấp phế liệu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.