Đầu tháng 4/2025, Bộ Công Thương công bố áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là phản ứng trực tiếp trước thực trạng lượng nhập khẩu thép mạ từ hai quốc gia này tăng đột biến trong năm qua.
Theo số liệu của Tổng cục Hải, tính đến hết tháng 3/2024, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra trong 12 tháng đã đạt 454.000 tấn, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2023. Kể cả sau khi Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng vụ việc này, lượng nhập khẩu thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn gia tăng đáng kể.
Riêng trong 9 tháng cuối năm 2024, lượng nhập khẩu đạt khoảng 382.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ, dù Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá từ trước đó.
Bộ Công Thương công bố áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Bộ Công Thương nhận định việc nhập khẩu thép mạ gia tăng nhanh chóng có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Do đó, thuế chống bán phá giá tạm thời được xem là giải pháp cấp thiết để bảo vệ thị trường nội địa.
Theo quyết định mới, thép mạ từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế cao nhất là 37,13%, trong khi thép Hàn Quốc bị áp thuế tối đa 15,67%. Các sản phẩm nằm trong phạm vi áp thuế là thép carbon cán phẳng (dạng cuộn hoặc không cuộn), có hàm lượng carbon dưới 0,6%, được phủ, tráng hoặc mạ kim loại chống ăn mòn như kẽm, nhôm, hợp kim...
Một số loại thép đặc biệt như thép không gỉ, thép mạ crom hoặc mạ kẽm bằng phương pháp điện phân sẽ không bị áp thuế.
Động thái này được đánh giá là “liều thuốc tăng lực” cho các nhà sản xuất trong nước như Tập đoàn Hoa Sen, Thép Nam Kim hay Tôn Đông Á - những doanh nghiệp vốn chịu sức ép lớn từ nguồn cung ngoại nhập giá rẻ.
Giá bắt đầu tăng trở lại
Ngay sau khi quyết định áp thuế được công bố, Tập đoàn Hoa Sen - một trong những nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam đã tiên phong điều chỉnh tăng giá bán.
Từ ngày 6/4, Hoa Sen tăng giá bán các loại tôn, thép dày mạ và ống thép mạ kẽm thêm 100.000 đồng/tấn
Cụ thể, từ ngày 6/4, Hoa Sen tăng giá bán các loại tôn, thép dày mạ và ống thép mạ kẽm thêm 100.000 đồng/tấn. Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy thị trường đã bắt đầu phản ứng với biến động chính sách. Mức tăng này tuy không lớn nhưng phản ánh kỳ vọng phục hồi biên lợi nhuận nhờ giảm cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ.
Trước đó, từ ngày 4/3, Hoa Sen cũng đã tăng giá nhiều sản phẩm, bao gồm tôn mạ, thép dày mạ và ống thép mạ kẽm, với mức điều chỉnh tăng 200.000 đồng/tấn.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc Hoa Sen đi đầu trong điều chỉnh giá là điều dễ hiểu, bởi đây là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn, có hệ thống phân phối mạnh và đang chịu tác động trực tiếp từ sự cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Giá thép xây dựng trong nước biến động ra sao?
Không chỉ thép mạ, giá thép xây dựng cũng bắt đầu có những dấu hiệu nhích lên. Hòa Phát cho biết trước áp lực giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào liên tục leo thang, công ty quyết định điều chỉnh giá bán thép cây xây dựng D10 các loại, tăng thêm 150.000 đồng/tấn, áp dụng từ ngày 3/3.
Tương tự, công ty TNHH Thép Vina Kyoei, công ty TNHH Thép đặc biệt Shengli Việt Nam thông báo tăng 50.000 đồng/tấn đối với thép cây D10 các loại. CTCP Tập đoàn VAS Nghi Sơn cũng quyết định tăng giá thép thanh D10 thêm 150.000 đồng/tấn, do biến động thị trường và chi phí nguyên liệu đầu vào leo thang.
Thép Việt Ý cũng không nằm ngoài xu hướng khi điều chỉnh giá thép cây D10 tăng thêm 100.000 đồng/tấn, áp dụng trên toàn quốc.
Theo thống kê của SteelOnline, tính đến ngày 5/4, giá thép xây dựng trong nước đang dao động từ:
Thép Hòa Phát: 13,5 - 14 triệu đồng/tấn
Thép Việt Đức: 13,4 - 13,7 triệu đồng/tấn
Thép Việt Sing: 13,3 - 13,5 triệu đồng/tấn
Mức giá này cao hơn khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tấn so với thời điểm đầu năm 2025. Dù mức tăng chưa lớn, nhưng cũng cho thấy tâm lý thị trường đang dịch chuyển.
Nguyên nhân không chỉ đến từ việc áp thuế chống phá giá với thép mạ, mà còn từ nhiều yếu tố như giá nguyên vật liệu đầu vào tăng (quặng sắt, than luyện cốc), chi phí vận tải leo thang và kỳ vọng phục hồi đầu tư công.
Tác động đến thị trường bất động sản và xây dựng
Giá vật liệu xây dựng luôn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư công và giá thành nhà ở. Do đó, nếu giá thép tiếp tục tăng mạnh, thị trường bất động sản và xây dựng có thể bị ảnh hưởng dây chuyền.
Các dự án hạ tầng lớn: Có thể chịu áp lực điều chỉnh dự toán, đặc biệt với các công trình khởi công mới.
Doanh nghiệp xây dựng dân dụng: Bị siết biên lợi nhuận, nếu không kịp đàm phán lại hợp đồng với chủ đầu tư.
Người dân xây nhà: Có thể tạm hoãn kế hoạch hoặc phải giảm quy mô công trình.
Việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc là động thái kịp thời nhằm bảo vệ ngành thép nội địa. Tuy nhiên, đây cũng là lúc các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng cần có chiến lược điều chỉnh phù hợp trước biến động mới.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép sản xuất trong nước, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của thép nhập khẩu sẽ gây ra sức ép cạnh tranh về giá thép thành phẩm và cạnh tranh trong thị trường nội địa sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Năm 2025, VSA cho rằng ngành thép tiếp tục phải đối mặt với các khó khăn thách thức như Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu, khi thị trường nội địa yếu.
Tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép sản xuất trong nước, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của thép nhập khẩu sẽ gây ra sức ép cạnh tranh về giá thép thành phẩm và cạnh tranh trong thị trường nội địa sẽ trở nên khốc liệt hơn.
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất.
-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán.
-
TIN VUI cho các nhà sản xuất thép lớn trong nước sau quyết định của Bộ Công Thương
Từ ngày 1/4, một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67% đến 37,13%.








-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán....
-
Vụ sập tòa nhà 30 tầng ở Thái Lan: Phát hiện thép xây dựng không đạt chuẩn, sản xuất tại 1 nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa
Thái Lan cho biết một số mẫu thép trong tòa nhà bị sập ở Bangkok là loại không đạt tiêu chuẩn, được sản xuất từ một nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa từ tháng 12/2024.
-
Chuyện Gì Đang Xảy Ra? Các nhà máy thép Trung Quốc đột ngột cắt giảm sản lượng
Một số nhà máy thép lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm dư cung trên thị trường.