Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, Thống đốc NHNN quyết định sửa đổi Điều 2 Giấy phép thành lập và hoạt động số 94/GP- NHNN ngày 28/9/2018 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp cho VPBank. Vốn điều lệ của VPBank được sửa đổi thành hơn 67.434 tỷ đồng.
Quyết định nêu rõ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã sửa đổi, bổ sung) đối với nội dung sửa đổi nêu trên.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép thành lập và hoạt động số 94/GP-NHNN ngày 28/9/2018 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
Sau khi tăng vốn điều lệ, VPBank đã chính thức trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, bỏ xa 3 ngân hàng lớn có cổ phần Nhà nước là BIDV (50.585 tỷ đồng), VietinBank (48.058 tỷ đồng), Vietcombank (47.325 tỷ đồng) và Agribank (34.351 tỷ đồng).
Về kết quả kinh doanh, VPBank đạt lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 2022 đạt gần 19.837 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, ngân hàng thu về gần 31.000 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 19% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản VPBank tăng 9% so với đầu năm, lên gần 596.000 tỷ đồng trong đó tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 58%, tiền gửi tại các TCTD khác giảm 20%, cho vay khách hàng tăng 13%.
Tính đến 30/09/2022, tổng nợ xấu hợp nhất của VPBank tăng 24% so với đầu năm trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 5.679 tỷ đồng, gấp 2,8 lần.
-
KBSV: Nhiều khả năng VPBank sẽ không sử dụng hết room tăng trưởng tín dụng được cấp
Mặc dù tổng tăng trưởng dư nợ tối đa cho năm 2022 được cấp cho là 26,2%, cao nhất hệ thống, tuy nhiên theo quan điểm của Công ty Chứng khoán KB (KBSV), trong 3 tháng cuối năm VPBank sẽ thận trọng giải ngân đề cao quản trị rủi ro dựa trên các yếu tố tiêu cực từ các yếu tố vĩ mô, thị trường trái phiếu, bất động sản cùng với mức lãi suất tăng cao sẽ tăng rủi ro phát sinh nợ xấu.