Ảnh minh hoạ.
Quý 3/2022, hoạt động cho vay của VPBank tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước nhờ mức nền thấp trong 3 quý đầu năm 2021 với thu nhập lãi thuần đạt 10.385 tỷ đồng (+38,9% so với cùng kỳ năm trước, -0,8% so với cùng kỳ quý trước). Lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 đạt 4.514 tỷ đồng (+8,1% so với quý trước, +67,3% so với cùng kỳ năm trước).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 19.837 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ tín dụng quý 3/2022 tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước và 15,1% so với đầu năm, trong đó tăng trưởng tín dụng ngân hàng mẹ đạt 15,1% so với đầu năm và tăng trưởng tín dụng của FECredit đạt 15,2% so với đầu năm. Mức tăng trưởng này, theo KBSV không thực sự ấn tượng trong bối cảnh vốn tăng mạnh chủ yếu do VPBank chỉ được cấp thêm 0,7% room tăng trưởng tín dụng trong lần nới room tín dụng đợt 1. Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp / tổng dư nợ đạt 8,70%, giảm 108bps so với quý trước.
Đầu tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước chính thức điều chỉnh hạn mức tăng trưởng cho một số ngân hàng trong đó VPBank được nâng thêm 11,5% tương đương tổng dư nợ tăng trưởng tối đa cho năm 2022 đạt 26,2%, cao nhất hệ thống.
Tuy nhiên, theo quan điểm của KBSV, trong 3 tháng cuối năm VPBank sẽ thận trọng giải ngân đề cao quản trị rủi ro dựa trên các yếu tố tiêu cực từ các yếu tố vĩ mô, thị trường trái phiếu, bất động sản cùng với mức lãi suất tăng cao sẽ tăng rủi ro phát sinh nợ xấu.
Ngoài ra, theo chia sẻ từ phía VPBbank tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích của KBSV, quá trình thương thảo phát hành cho cổ đông chiến lược vẫn đang diễn ra tích cực nhưng khó có thể hoàn thành trong ngắn hạn, ngân hàng sẽ chia sẻ khi có những thông tin cụ thể hơn.
Theo KBSV đánh giá, khả năng hoàn thành thương vụ này trong ngắn – trung hạn là không cao do: (1) Dưới góc độ VPBank, ngân hàng đang khá thừa nguồn sau khi bán vốn FeCredit với tỷ lệ CAR đạt 15% và chưa có nhu cầu cấp thiết để huy động vốn, đẩy mạnh tăng trưởng trong bối cảnh rủi ro tín dụng đang tăng cao. (2) Dưới góc độ đối tác mua thì thời điểm hiện tại cũng không hợp lý trong bối cảnh rủi ro từ vĩ mô và thị trường trái phiếu, bất động sản tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng.
-
Sau nới room, doanh nghiệp bất động sản vẫn chật vật xoay vốn
Nhiều doanh nghiệp địa ốc tăng cường phát hành cổ phiếu, đưa ra chiến lược hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh room tín dụng nới nhỏ giọt và không tác động nhiều đến ngành bất động sản.
-
Hé lộ các nhà băng khả năng được nới room tín dụng lần 2
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục cấp bổ sung hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đã sử dụng từ 80% hạn mức được cấp. Đây là lần cấp hạn mức tín dụng bổ sung thứ 2 trong năm 2024 (lần 1 vào tháng 8/2024) với quyết tâm hoàn thành mục ...
-
Vì sao ngân hàng “trải thảm”, doanh nghiệp vẫn than không vay được?
Các công ty mà không vay được để sản xuất kinh doanh không phải vì ngân hàng không cho vay mà do bản thân doanh nghiệp không muốn vay.
-
Không dễ vay ngân hàng này trả nợ nhà băng khác
Một số ngân hàng bắt đầu cho khách hàng cá nhân vay lãi suất thấp để trả nợ mua xe hay nhà đất tại nhà băng khác, nhưng thực tế không dễ tiếp cận.