Dẫn báo cáo của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cho biết hiện nay thị trường của doanh nghiệp đặc biệt là thị trường nội địa trong một số ngành phục hồi trên 75-85% so với trước dịch Covid-19. Doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, một số ngành còn cao hơn so với cùng kỳ trước dịch.
Mặc dù hiện nay, khu vực doanh nghiệp đang có sự phục hồi tích cực, nhưng thực tế các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Số doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động tăng đáng kể nhưng tỉ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động vẫn còn cao.
Tiếp cận tín dụng, huy động vốn là khó khăn lớn
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tổng hợp ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, cho thấy các tháng cuối năm 2022 dự kiến tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và thể hiện ở 5 nhóm vấn đề. Trong đó, việc tiếp cận tín dụng, huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, một số vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết triệt để gây cản trở, làm tắc nghẽn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, trong khi quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang còn nhiều bất cập do sự chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu tính thực tiễn của một số văn bản quy phạm pháp luật.
Việc tiếp cận tín dụng, huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp.
Tại hội nghị ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường nhà đất.
Theo ông Châu, thị trường bất động sản hiện nay có dấu hiệu phát triển chậm lại, trầm lắng, doanh nghiệp có dấu hiệu hụt hơi, giảm thanh khoản, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn kiều hối sụt giảm cũng sẽ làm giảm đầu tư bất động sản, bởi trung bình có khoảng 20% kiều hối đầu tư vào ngành này.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, tình hình bão giá vật liệu xây dựng tăng cao đến 18-40% suốt từ 2021 đến nay, cộng với những khó khăn về nguồn nhân lực do hậu quả của Covid-19 và công việc về xây dựng cũng trở nên hạn hẹp.
Ngoài ra, còn những khó khăn do những vướng mắc về thủ tục pháp lý trong việc đầu tư nên tình hình chung các doanh nghiệp xây dựng từ nay đến cuối năm vẫn còn rất khó.
Phần lớn doanh nghiệp trong ngành xây dựng dự kiến chỉ đạt 80-90% kế hoạch đặt ra về doanh thu và sản lượng. Nhưng điều đáng lo ngại là dòng tiền và hiệu quả kinh doanh sụt giảm mạnh vì chi phí lớn.
Tổng rà soát, giải quyết dứt điểm các khó khăn
Phát biểu kết luận, Thủ tướng chia sẻ thêm về những nhóm khó khăn, thách thức chính các doanh nghiệp đang phải đối mặt như: Sức ép lạm phát, giá xăng dầu, nhiên, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao; thiếu hụt lao động cục bộ; khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; cung và cầu bị ảnh hưởng lớn, tình trạng thiếu linh kiện, nguyên phụ liệu đầu vào để sản xuất, giảm đơn hàng cuối năm đang gia tăng, thị trường xuất khẩu có khả năng thu hẹp do các nước nhập khẩu đang gặp khó khăn, nhu cầu giảm;…
Để nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung lớn mang tính chất nền tảng.
Thứ nhất, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Thúc đẩy các loại thị trường phát triển mạnh mẽ, an toàn, lành mạnh, bền vững, công khai, minh bạch, như thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường lao động…
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, xây dựng nền kinh tế số, Chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổng rà soát lại các khó khăn, vướng mắc của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời có kế hoạch xử lý, kịp thời, hiệu quả, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân các nguồn vốn đầu tư công để dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn vốn trong xã hội, trong đó có nguồn vốn của doanh nghiệp.
-
Cần giảm thiểu rủi ro “domino” có thể xảy ra với nguồn vốn bất động sản
Vài năm trước, nguồn vốn liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó chủ lực là vốn tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây đang bắt đầu chững lại, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
-
Vì sao ngân hàng “trải thảm”, doanh nghiệp vẫn than không vay được?
Các công ty mà không vay được để sản xuất kinh doanh không phải vì ngân hàng không cho vay mà do bản thân doanh nghiệp không muốn vay.
-
Không dễ vay ngân hàng này trả nợ nhà băng khác
Một số ngân hàng bắt đầu cho khách hàng cá nhân vay lãi suất thấp để trả nợ mua xe hay nhà đất tại nhà băng khác, nhưng thực tế không dễ tiếp cận.
-
Hé lộ hai ngân hàng được cấp room tín dụng lên tới 24% trong năm 2023
Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng, các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VnDirect cho biết có hai ngân hàng được giao hạn mức (room) tín dụng cao hơn so với ngành lên tới 24% là MBBank và VPBank....