Hội nghị diễn ra sau đúng một năm Việt Nam mở cửa du lịch trở lại (15/3/2022).
Cần giải pháp đột phá để không về sau
Tại hội nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường cho biết, năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam là 18 triệu, bằng 21% khách nội địa nhưng doanh thu của nhóm này chiếm gần 2/3 do họ có thời gian lưu trú dài, từ 8-12 ngày, thậm chí là những thị trường trọng điểm, họ có thể ở đến 15 ngày, chi tiêu từ 1.100 – 2.000 USD cho 1 chuyến đi. Trong khi đó, tại thị trường nội địa, khách chủ yếu đi vào cuối tuần, với thời gian lưu trú từ 1 đến 2 ngày, mức chi tiêu cũng không bằng.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group Đặng Minh Trường. Ảnh: VGP
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG cho biết, tập đoàn đang vận hành nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng.
“Vì vậy, đối tượng chính của chúng tôi hiện nay đang có mức chi trả của du lịch cấp cao, gấp 2-3 lần mức của khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam, khoảng 200-300 USD/ngày và thường ở 3-4 ngày”, bà Nga nói.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết, sau 1 năm chính thức mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới, du lịch Việt Nam đang hồi sinh khi đông đảo du khách đã quay trở lại.
Theo ông Quang, để hiện thực hóa cam kết mang đến dịch vụ đẳng cấp, trải nghiệm xuất sắc thì việc không ngừng phát triển những sản phẩm mới kết hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khám phá, thể thao hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách chính là điều kiện tiên quyết
“Chúng tôi cũng đưa ra những sản phẩm mới đón đầu xu hướng thế giới như nghỉ dưỡng phục hồi, nghỉ dưỡng biển kết nối gia đình, nghỉ dưỡng tại resort 5 sao; hội họp kết hợp du lịch giải trí (MICE)”, ông nói.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang. Ảnh: VGP
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group nhận định, vừa qua các chính sách visa du lịch của đã có những điểm tiến bộ về visa. Tuy nhiên, để có những đột phá hơn, có tính cạnh tranh trong tương lai và bền vững, chúng ta phải có những cải cách mạnh hơn nữa.
Ông dẫn chứng năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách thì Thái Lan đón 40 triệu, 2023 mục tiêu là 8 triệu thì họ đã đón 25 triệu. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2030 Việt Nam đón 35 triệu lượt khách, thì Thái Lan đến năm 2027 sẽ đón 80 triệu khách.
“Như vậy nếu như chúng ta không có các giải pháp đột phá ngay bây giờ thì chúng ta sẽ về sau”, ông Trường cho biết.
Đề nghị tăng hạn visa
Về giải pháp, ông Đặng Minh Trường đề xuất các bộ, ngành sớm xem xét phân tích, đánh giá, trình Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội để sửa đổi bổ sung các quy định của Luật Xuất nhập cảnh.
“Chúng tôi mong muốn là các quy trình được rút gọn làm sao chỉ trong 1 kỳ họp là xong và có thể có hiệu lực ngay từ tháng 1/2023. Cụ thể các nội dung tăng thời hạn thị thực đối với khách du lịch quốc tế 90-180 ngày, thời gian tạm trú từ 30-45 ngày và cho phép nhập cảnh nhiều lần; đối với các quốc gia đơn phương miễn thị thực nhập cảnh, tăng từ 15 ngày lên 30 -45 ngày và cũng cho nhập cảnh nhiều lần”, ông nói.
Ngoài ra, Chủ tịch Sun Group cũng đề xuất nghiên cứu gia hạn hoặc mở rộng các đối tượng, các quốc gia có thể được miễn visa đơn phương, trong đó có những thị trường trọng điểm. Ví dụ như hiện nay, thị trường Australia chi tiêu 4 tỷ USD/1 năm để đi du lịch, hay như Canada trên 33 tỷ USD, hoặc các nước Bắc Âu như Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ, họ đều chi từ 21 đến 26 tỷ USD, xếp trên cả Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, những nước hiện nay thuộc chính sách được miễn visa.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga. Ảnh VGP
Chủ tịch BRG cho rằng, thời gian tới Chính phủ cần tăng ngân sách cho quảng bá cho du lịch và tiếp thị hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia. Đối với vấn đề visa, đề nghị tăng hạn visa 2-4 tuần cho khách có thời gian đi du lịch nhiều hơn, chi nhiều tiền cho du lịch.
Tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết hoàn toàn nhất trí với những đề xuất về giải pháp như quảng bá về thị trường, mở rộng chính sách cấp thị thực, ưu đãi hợp lý về thuế… để thu hút khách du lịch và tại điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cũng đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết sau hội nghị trong đó tháo gỡ về những điểm nghẽn trong chính sách miễn visa tạo thuận lợi hơn cho du khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam.
Ông Hùng cũng đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo đến ngành du lịch của mình để 63 tỉnh, thành đều có 63 sản phẩm du lịch mang tính bản sắc, chú trọng nhiều hơn đến công tác kết nối, liên kết để bảo đảm được các chỉ tiêu mà nhiều địa phương đã đề ra.
-
Khách sạn, resort trước áp lực thừa cung
Với số lượng nguồn cung phòng khách sạn, resort lớn đã và đang phát triển, ngành du lịch Việt Nam cần nguồn cầu tăng trưởng 20%-30% mỗi năm để theo kịp tốc độ phát triển nguồn cung.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....