Ảnh minh hoạ.
Dư nợ tạm tính của khoản nợ này đến ngày 5/1/2024 là hơn 575 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 327 tỷ đồng và lãi cộng dồn cùng lãi quá hạn gần 248 tỷ đồng.
Trong lần đấu giá này, VietinBank đưa ra giá khởi điểm là hơn 114 tỷ đồng, tương đương bằng 1/3 dư nợ gốc; giảm mạnh so với mức giá khởi điểm 265 tỷ đồng trong lần rao bán tháng 10/2023.
Khoản nợ của Descon tại VietinBank được bảo đảm bằng 18 hợp đồng thi công được ký trong giai đoạn 2015 - 2018. Các hợp đồng bao gồm: quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng thi công số 08- 15/HD-DC-PETROSETCO ngày 20/3/2015 với Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Công trình Nghi Sơn); Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng thi công số RSVDCC-01-2016/RS ngày 12/07/2016 với Công ty TNHH Dệt may Rise Sun Hồng Kông (Việt Nam) (Công trình Rise Sun 1); Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng thi công số 0116/HĐ-XD/VINAFCO-DCC ngày 10/1/2016 và Hợp đồng thi công số 0216/HĐ-XD/VINAFCO-DCC ngày 30/03/2016 với CTCP Vinafco (Công trình Vinafco); Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng thi công số 0116/HĐ-XD/HUAFU-DCC ngày 5/4/2016 với Công ty TNHH MTV Công nghiệp Huafu (Việt Nam) (Công trình Huafu 1); Quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng thi công số HT/DC/201707.10 ngày 28/08/2017 với Công ty TNHH Biển Ngọc - Hồ Tràm (Công trình Hamptons 2)….
Ngoài ra, tài sản bảo đảm còn có: Quyền tài sản phát sinh từ Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Descon tại Phường 10, TP. Đà Lạt; Quyền tài sản từ phát sinh từ Hợp đồng khung về chuyển nhượng Dự án Preches ngày 20/9/2015 với CTCP Đầu tư Thảo Điền; 17 quyền sử dụng đất (QSDĐ) tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; 3 quyền sử dụng đất tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Trước đó, VietinBank đã khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng đối với doanh nghiệp này.
Theo bản án phúc thẩm ngày 18/5/2022 của TAND TP.HCM, Descon buộc phải thanh toán toàn bộ gốc, lãi, lãi phạt quá hạn cho VietinBank.
Tuy nhiên, xác định không còn khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, VietinBank thông báo bán khoản nợ trên theo nguyên tắc người có giá chào mua cao nhất và có đủ khả năng tài chính để thanh toán theo giá mua nợ.
Descon tiền thân là Công ty Xây dựng Công nghiệp nhẹ số 2 (trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ). Tháng 2/2002, doanh nghiệp này được tiến hành cổ phần hoá.
Đến tháng 10/2007, Descon chào bán 7,3 triệu cổ phiếu ra công chúng, qua đó tăng mạnh vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 103 tỷ đồng. Chưa đầy 2 tháng sau, Descon đem 10,3 triệu cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã DCC.
Dưới thời hoàng kim của mình, Descon đã có lúc vượt mặt 2 đối thủ lớn là Coteccons và Xây dựng Hoà Bình trong mảng thầu xây dựng
Tuy nhiên, từ năm 2010, sau khi nhóm cổ đông của ông Trịnh Thanh Huy nắm quyền kiểm soát, hoạt động kinh doanh Descon dần đi xuống. Tháng 10/2011, cổ phiếu DCC bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán do vi phạm quy định về công bố thông tin.
Một số dự án mà Descon đã tham gia thực hiện như bệnh viện quốc tế Pháp Việt, nhà máy sợi Formosa, bệnh viện Tâm Đức, nhà máy Changshin Vina, nhà máy cà phê Sài Gòn – Vinamilk, nhà máy sữa Nutifood…








-
Hà Nội đề xuất đầu tư hơn 71.000 tỷ đồng xây đường kết nối sân bay Gia Bình
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản số 1638/UBND-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất chủ trương đầu tư tuyến đường quan trọng kết nối Cảng hàng không quốc tế Gia Bình với Thủ đô Hà Nội. Đây là một dự án hạ tầng chiến lược, có tổng mức đầu tư lên đến 71.15...
-
Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch khu tập thể cũ thành siêu dự án 40 tầng
Khu tập thể Vĩnh Hồ – nơi từng gắn bó với hàng nghìn cư dân suốt nhiều thập kỷ sắp được "thay da đổi thịt" bằng loạt cao ốc 40 tầng, theo Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được quận Đống Đa công khai lấy ý kiến....
-
Hà Nội tính kích hoạt tiềm năng bãi sông: Được dựng nhà, mở vườn sinh thái, làm du lịch trải nghiệm
Hà Nội đang xây dựng một bước đột phá mới trong quản lý và khai thác quỹ đất bãi sông, bãi nổi - những khu vực tưởng chừng chỉ dành cho nông nghiệp thuần túy bằng cách đề xuất cơ chế cho phép phát triển đa mục đích như nông nghiệp sinh thái, du lịch,...