Tại sự kiện, các diễn giả giải thích rằng Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Mặc dù có xuất phát điểm tương đối khiêm tốn, song Việt Nam ngày càng trở thành quốc gia quan trọng trong danh mục đầu tư đối với các tổ chức quản lý tài sản hàng đầu cũng như những nhà đầu tư cá nhân.
Các nguyên tắc cơ bản tại Việt Nam được đánh giá là tích cực, theo các diễn giả tại sự kiện của Hubbis. Dân số nước ta hiện cán mốc hơn 100 triệu người, là nơi có dân số đông thứ 15 trên thế giới.
Việt Nam được các chuyên gia nhận định là quốc gia có dân số trẻ, được đào tạo bài bản, chăm chỉ và chịu khó trong công việc. Lực lượng lao động này đang tạo ra sức hút với số lượng ngày càng đông các công ty toàn cầu chuyển đến Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời mang theo cả lượng lớn vốn FDI, cũng như trình độ công nghệ và chuyên môn ngày càng được cải thiện.
Với chi phí nhân công thấp (thấp hơn nhiều so với quốc gia láng giềng là Trung Quốc), cơ sở hạ tầng được cải thiện và chính sách phát triển năng động, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành công xưởng mới của thế giới với tư cách là trung tâm sản xuất các mặt hàng từ nội thất, giày dép đến đồ gia dụng và điện thoại di động.
Sự dịch chuyển này thậm chí còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong thời kỳ đại dịch, khi các doanh nghiệp quốc tế tìm cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngay cả khi đại dịch đã phần nào được kiểm soát.
Tầng lớp trung lưu khoảng 33 triệu người của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng nhờ vào các cơ hội việc làm mới và tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng trên tất cả các lĩnh vực tiêu dùng: Từ bất động sản và vật liệu xây dựng đến công nghệ và hàng hóa cùng dịch vụ tiêu dùng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thị trường vốn cũng mở rộng và do đó, tạo ra nhiều cơ hội hơn với các nhà đầu tư.
Tóm gọn một số nội dung được các diễn giả đề cập nhiều nhất: Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế - chính trị tương đối ổn định so với những quốc gia khác trong khu vực. Nền giáo dục ngày càng được cải thiện với tỷ lệ dân số biết chữ là 95%. Việc áp dụng công nghệ đang ở mức cao và được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi số. Nền kinh tế internet đang tăng trưởng ở mức gần 30%/năm. Năng lượng tái tạo cũng được áp dụng nhiều hơn. Các ngành xuất khẩu chính bao gồm: Điện thoại thông minh & Phụ kiện, Dệt may & Da giày, Máy tính & Sản phẩm điện và Máy móc & Thiết bị.
Riêng các nhà quản lý chiến lược của quỹ Lumen Vietnam Fund UCTIS đã xây dựng được một quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị khoảng 240 triệu USD. Các chuyên gia giải thích rằng họ chọn tỷ trọng ngành mà họ sẽ đầu tư bằng cách cộng hoặc trừ đi tỷ trọng thị trường. Họ cũng nhắm tới các công ty niêm yết có quy mô vừa và nhỏ, phân bổ vốn hóa để nhắm đến những mã tiềm năng.
Ngoài ra, các diễn giả tại sự kiện do quỹ Hubbis tổ chức cũng đặc biệt lưu ý rằng các quỹ đầu tư nước ngoài ngày càng chú ý đến chỉ số ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị doanh nghiệp) khi đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là ngành bất động sản.
-
Thị trường căn hộ lại thiết lập mặt bằng giá mới
Bất động sản căn hộ tại Hà Nội và TP.HCM đang bước vào chu kỳ tăng giá và hình thành mặt bằng giá mới.
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....